Con nghỉ học phòng dịch, bác sĩ chỉ chiêu không tăng cân

Sau hai đợt nghỉ học tránh dịch năm trước, con chị Hoa từ 26 kg đã tăng vọt lên 33kg. Cô bé trở nên chậm chạp suốt ngày nghĩ đến ăn mà không thích vận động như trước.

{keywords}
Con nghỉ học phòng dịch, bác sĩ chỉ chiêu không tăng cân (ảnh minh hoạ) 

Sau mỗi đợt nghỉ học ở nhà phòng dịch, con gái chị Hoa (7 tuổi) ở Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, HN) lại tăng cân phi mã. Lần đầu tiên, cô con gái tăng 5kg, lần sau tiếp tục tăng 2kg. Sau hai đợt nghỉ trong một năm học cô bé từ 26 kg đã tăng vọt lên 33kg. Cô bé trở nên chậm chạp suốt ngày nghĩ đến ăn mà không thích vận động như hồi bé.

“Đợt này bố mẹ vẫn phải đi làm, dù đã phải điều chỉnh chế độ ăn uống nhưng khả năng con vẫn tiếp tục tăng cân mất”, chị Hoa lo lắng.

Chia sẻ với phóng viên Infonet, bác sỹ Nguyễn Hoài Thu, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM CLINIC, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, khi nghỉ học ở nhà trẻ sẽ bị đảo lộn các thói quen sinh hoạt thường ngày. Đó chính là những nguyên nhân khiến trể dễ bị tăng cân trong thời gian này.

Theo đó, những thói quen xấu tác động đến cân nặng gồm: Ngủ nhiều hơn, dậy muộn hơn, thức khuya hơn; trẻ hạn chế di chuyển, hạn chế thể dục thể thao (sợ tiếp xúc đông người)…

Thêm vào đó, bố mẹ lại quan niệm cần ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng hoặc ở nhà nhiều trẻ thường ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe như mì gói, đồ hộp ăn nhiều bim bim, bánh kẹo, thức ăn nhanh và uống nước ngọt (do mua dự trữ quá nhiều).

“Vậy nên tăng cân là điều dễ nhận thấy ở trẻ sau những đợt nghỉ học ở nhà”, BS Nguyễn Hoài Thu phân tích.

Để trẻ ở nhà vừa an toàn vừa không béo phì, BS Nguyễn Hoài Thu cho rằng bố mẹ nên cho con ăn chế độ ăn đa dạng đủ chất, tăng cường rau xanh và trái cây trong bữa ăn; hạn chế các đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt.

Đặc biệt các bậc phụ huynh không dự trữ quá nhiều đồ ăn thực phẩm. Việc có sẵn thực phẩm trong nhà cũng khiến trẻ “vui mồm” ăn nhiều hơn.

Trẻ tăng cân không phải do dinh dưỡng, đây mới là nguyên nhân khiến bố mẹ giật mình

Trẻ tăng cân không phải do dinh dưỡng, đây mới là nguyên nhân khiến bố mẹ giật mình

Những trẻ có thời gian xem ti vi nhiều hơn 5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ béo phì tăng gấp ba lần so với việc trẻ uống nước ngọt và trẻ không xem ti vi.

Ngoài ra, BS Hoài Thu cũng khuyến cáo bố mẹ nên duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ. Cha mẹ có thể cùng con lên kế hoạch lịch hoạt động cụ thể từng ngày và kiểm tra việc thực hiện vào cuối ngày để hình thành thói quen.

“Vận động thường xuyên nâng cao sức khỏe phòng bệnh cho trẻ: không nên cho con ngồi một chỗ trên 2 tiếng/ ngày, khuyến khích trẻ tập thể thao thường xuyên 2-3 lần/ tuần có thể tập thể thao tại nhà như các môn thể dục, aerobic, nhảy dây…

Hoặc bố mẹ cũng cho trẻ chơi những đồ chơi giúp phát triển kỹ năng sáng tạo, khuyến khích trẻ tham gia công việc nhà: rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn cùng gia đình”, BS Hoài Thu khuyến cáo.

Đối với những trẻ đã béo phì thì giai đoạn này bố mẹ càng cần phải chú ý nhiều hơn. Theo đó, các bậc phụ huynh cần phải thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của trẻ.

“Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thay vào đó có thể hấp, luộc, cho trẻ ăn ít gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem...

Để đảm bảo trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô. Có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây ít ngọt chứa nhiều chất xơ như củ đậu, dưa chuột, bưởi”, BS Hoài Thu nhấn mạnh.

Theo bác sĩ dinh dưỡng này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, các vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Với trẻ béo phì, bố mẹ cũng không nên cấm cấm con uống thay vào đó hạn chế các loại sữa béo và sữa có đường.

“Hãy tăng cường các bữa ăn chính cùng gia đình, hạn chế các bữa ăn vặt để trẻ quen dần với điều này; Uống đủ nước; Hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt có gas, và không ăn tối muộn trước khi đi ngủ; hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm đóng gói sẵn; gia đình không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà”, BS Hoài Thu nhấn mạnh.

Cũng giống như những trẻ bình thường khác, với trẻ béo phì BS Hoài Thu khuyến cáo cần phải khuyến khích nhiều hơn để trẻ tham gia các hoạt động thể thao.

“Hãy lên kế hoạch tập thể dục cho trẻ béo phì giảm cân ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu. Có thể cho trẻ tập các bài tập vào sáng và chiều như leo cầu thang, nhảy dây, aerobic. Cho trẻ tập các bài tập với thời lượng hợp lý, không nên ép trẻ tập quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn luyện tập cho những lần kế tiếp”, BS Hoài Thu nhấn mạnh.

Cuối cùng, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà và hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính, trò chơi điện tử đồng thời cho trẻ ngủ sớm trước 10h tối.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !