Con gái 12 tuổi than mệt, mẹ giật mình khi con mang căn bệnh của người trung niên

Với trẻ nhỏ bị mỡ máu cao rất nguy hiểm vì không có triệu chứng, cholesterol âm thầm tích tụ gây xơ vỡ mạch máu.

Cả nhà đều rối loạn mỡ máu

Thời gian gần đây, con gái 12 tuổi thường than thở mệt, đi lại là tim đập nhanh, chị Hà (Bình Tân, TP.HCM) mới đưa con đi khám. Đến bệnh viện, bác sĩ cho bé khám sức khỏe tổng quát.

Cầm kết quả xét nghiệm, chị Hà giật mình khi nồng độ cholesterol toàn phần lên tới 7,5mmol/l (chỉ số bình thường từ 3,9-5,2 mmol/l).

Bác sĩ cho biết bé bị tăng mỡ máu. Thấy kết quả rối loạn mỡ máu của con cao bất thường, chị Hà cũng lo lắng vì con còn nhỏ, gia đình lại không có ai bị rối loạn mỡ máu. Bác sĩ cho bé thuốc điều trị kèm theo thay đổi lối sống và ba tháng sau sẽ kiểm tra lại.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Trường hợp của bé Nguyễn Phước Huyền H. (11 tuổi, trú tại Biên Hòa, Đồng Nai) cũng được cha mẹ đưa đi kiểm tra sức khỏe. Mẹ của bé làm nghề bán thịt heo, hàng ngày có gì ngon mang về cho con ăn nào là óc heo, tim, bầu dục.

Gần đây, bố mẹ bé đi kiểm tra sức khỏe thì cả hai đều bị rối loạn mỡ máu. Bà nội của bé H. và anh trai 19 tuổi cũng bị mỡ máu cao nên bác sĩ khuyên cho cả bé H. đi kiểm tra. Kết quả, cô bé ít tuổi nhất nhà cũng bị rối loạn mỡ máu.

PGS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rối loạn mỡ máu thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là trung niên. Rối loạn mỡ máu ở trẻ hiếm gặp hơn và 70 % do yếu tố di truyền của gia đình. 

Tỷ lệ trẻ bị rối loạn mỡ máu đáng báo động là do hiện nay trẻ có chế độ ăn uống và tập thể dục không khoa học như: Ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các chế phẩm từ sữa và các loại thịt đỏ.

Lượng chất béo tiêu thụ từ thực phẩm quá lớn trong khi trẻ lười vận động thể thao khiến chất béo tích tụ trong máu.

Bệnh âm thầm tích tụ 

PGS Nam cho biết mỡ trong máu tăng cao gây ra các triệu chứng đặc trưng như đau đầu, tê chân tay, hoa mắt, chóng mặt, đau tức trong ngực, thở gấp, tim đập nhanh... Ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ thì các dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, khó có thể nhận biết được.

Mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch… Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

PGS Nguyễn Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia, cho biết bệnh viện này đã can thiệp điều trị cho nhiều trẻ bị tăng mỡ máu. Bệnh tăng cholesterol máu ở trẻ em mắc phải có yếu tố gia đình, là bệnh di truyền trội do đột biến gen chuyển hóa LDL- cholesterol, với biểu hiện tăng cao nồng độ LDL-cholesterol trong máu, làm xuất hiện mảng xơ vữa thành mạch sớm.

Ước tính tại Việt Nam, có gần 500 nghìn người mắc bệnh tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình (tên tiếng Anh là Familial Hypercholesterolemia, thường gọi là bệnh FH). Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và không được điều trị hạ lipid máu thích hợp.

Vì thế, các biến cố xơ vữa mạch máu như bệnh mạch vành và tai biến mạch não ở bệnh nhân mắc FH gặp tỉ lệ rất cao và với nhiều bệnh nhân có tổn thương mạch nghiệm trọng.

Ở trẻ nhỏ, cholesterol máu cứ âm thầm tăng, tích tụ, lắng đọng thành những mảng bám dày gây bít hẹp mạch máu.

Đến khi các em có dấu hiệu đau ngực, khó thở... thì đã trong tình trạng cholesterol máu rất cao, có thể đã tiến triển xơ vữa động mạch - căn bệnh vốn chỉ gặp ở người già, đặc biệt kèm theo các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá...

PGS Nam khuyến cáo cha mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cho trẻ ngay từ khi còn bé. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm để kiểm tra mức cholesterol trong máu.

Việc sàng lọc kiểm tra càng cần thiết hơn ở những trẻ có nguy cơ cao máu nhiễm mỡ như: trẻ bị béo phì, gia đình có tiền sử cholesterol cao hoặc mắc bệnh tim sớm, tiểu đường, huyết áp cao.

Với trẻ béo phì, cha mẹ cần kiểm soát lượng đường và cholesterol cơ thể nạp vào qua thức ăn, đồ uống hàng ngày.

Hạn chế các món ăn chế biến từ da động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.

Tăng cường các thực phẩm có khả năng giảm mỡ máu hiệu quả như: Thịt ức gà, giá đỗ, cà chua, tỏi,…

Tăng cường rau xanh và các loại hoa quả để cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt.

Khánh Chi 

 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !