Có nên cho con mắc chứng tự kỷ vào lớp 1 đúng tuổi?

Cha mẹ nào cũng muốn con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nếu chẳng may con bị tự kỷ thì cha mẹ chính là người sát cánh, cùng con vượt qua khó khăn để hòa nhập với cuộc sống.

Dù đã đăng ký cho con vào học lớp 1 nhưng thời điểm này chị Nguyễn Phương Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn đang rối bời vì không biết cậu con trai mắc chứng tự kỷ của mình có theo học được như các bạn không.

Chị Hà cho biết, chị hoàn toàn tự tin về nhận thức của con nhưng lại vô cùng lo lắng vì hành vi sinh hoạt hằng ngày của con chưa ổn định. Ở trong lớp, con sẽ không thể ngồi yên như các bạn mà sẽ chạy lăng xăng, không tập trung, trêu ghẹo, đánh, thậm chí cắn các bạn. Thế nên, chị băn khoăn giữa các phương án: cho con học chậm lại 1 năm, chuyển con đến trung tâm chuyên biệt hay cứ "liều" cho con học trường công để con hòa nhập với các bạn.

Về vấn đề này, Infonet đã có cuộc trao đổi cùng cô Nguyễn Thị Phương - giáo viên có kinh nghiệm gần 10 năm dạy học cho trẻ tự kỷ.

{keywords}
Cô Nguyễn Thị Phương - giáo viên có gần 10 năm dạy trẻ tự kỷ

Thưa cô, nếu trẻ bị tự kỉ, có nên cho trẻ đi học theo đúng độ tuổi không, hay cho trẻ học theo độ tuổi nhận thức?

Việc đi học theo đúng độ tuổi hay không phụ thuộc vào khả năng của trẻ và mong muốn của gia đình. Nhưng trước khi đi học hòa nhập ở trường Mầm non hay Tiểu học trẻ cũng cần được trang bị những kỹ năng nền tảng về giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng xã hội, tự phục vụ, kỹ năng học đường…

Thực tế hầu hết trẻ tự kỷ đều chậm hơn các bạn khác trong cùng độ tuổi nên đi học theo đúng độ tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Mặc dù một số trẻ tự kỷ có chỉ số nhận thức ở mức trung bình, thậm chí là cao và có thể theo học bình thường và đạt kết quả học tập giống như hoặc cao hơn các bạn khác trong lớp, tuy nhiên số đó rất ít.

Điểm chung của mọi trẻ tự kỷ đi học là gặp khó khăn trong việc kết bạn, duy trì mối quan hệ bạn bè, giao tiếp với bạn bè, thầy cô.

Một số còn nằm trong nhóm bị bắt nạt học đường vì hạn chế về các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, việc đi học theo đúng độ tuổi sẽ giúp trẻ có cơ hội quan sát các hoạt động của bạn bè theo từng độ tuổi và giúp trẻ rèn luyện, thực hành các kỹ năng đã được can thiệp, hỗ trợ trước đó.

Về việc học theo đúng độ tuổi nhận thức, ngôn ngữ là điều cần thiết. Vì mục tiêu đưa ra sẽ phù hợp với vùng phát triển gần của trẻ, giúp trẻ dễ đạt được tiến bộ trong quá trình học tập, can thiệp.

Vậy nên tiến hành các khảo sát trẻ tự kỉ như thế nào?

{keywords}
Khi con có những biểu hiện về chậm ngôn ngữ nên đưa con đến các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục đặc biệt.

Về việc khảo sát, sàng lọc trẻ tự kỷ nên được thực hiện tại các trường mầm non. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện chậm về ngôn ngữ, nhận thức, hoặc có những hành vi bất thường so với các bạn trong lớp thì nên chuyển đến các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục đặc biệt hoặc đưa đến các khoa tâm bệnh/ tâm thần tại các bệnh viện để được khám và đánh giá.

Quá trình đánh giá chẩn đoán phải được thực hiện bởi nhà chuyên môn được đào tạo về chẩn đoán, với những bộ công cụ đánh giá về phát triển, chẩn đoán và được thực hiện trong thời gian dài. Vì vậy, việc đưa đến những nhà chuyên môn để đánh giá là rất cần thiết.

Vậy làm thế nào để hỗ trợ học sinh tự kỉ tốt hơn, thưa cô?

Một mô hình tuyệt vời để phát triển trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng bao gồm 3 thành tố chính là gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì nhận thức của mọi người về trẻ tự kỷ còn khá hạn chế, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn tự kỷ và trầm cảm.

Rồi thì tự kỷ có thể bị lây, thậm chí một số người còn nghĩ tự kỷ là điên, khùng nên không dám cho con mình chơi cùng, tương tác cùng, mặc dù hiện nay nhận thức của xã hội về trẻ tự kỷ đã được tăng lên rất nhiều, cái nhìn của mọi người đã tốt hơn, đúng hơn tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, 2 thành tố còn lại đóng vai trò cực lớn để hỗ trợ trẻ tự kỷ là gia đình và nhà trường (bao gồm các trung tâm can thiệp, giáo viên can thiệp, những nhà chuyên môn…)....

Cô có thể chia sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ trong những lần đi dạy trẻ tự kỷ không?

Mình nhớ mãi một học sinh, lần đầu mình gặp bạn ấy là nhìn thấy tóc được cắt giống như cái ruộng bậc thang. Mẹ bạn ấy chia sẻ 4 năm rồi chưa cắt được tóc hẳn hoi cho con vì con nhạy cảm cả về xúc giác lẫn thính giác. Mỗi lần cắt tóc con rất sợ nên chỉ cắt được lúc con đi ngủ thôi, mà cắt được chút là con lại tỉnh nên tóc như vậy.

Sau một thời gian tiếp xúc, tôi đã cắt tóc được cho bạn ấy. Sau đó thì bố và bà con sang tận nơi cảm ơn cô.

Có những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống của chúng ta lại là sự nỗ lực rất nhiều của trẻ, thầy cô và gia đình. Tôi mong những giáo viên đang làm công việc này hãy mang tất cả tình yêu của mình đến với những đứa trẻ kém may mắn này.

Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!

Kinh nghiệm ‘xương máu’ của người mẹ Anh về cách cai nghiện thiết bị điện tử cho con

Kinh nghiệm ‘xương máu’ của người mẹ Anh về cách cai nghiện thiết bị điện tử cho con

Một phụ nữ Anh 40 tuổi, có nhiều con đã đưa ra những cách hiệu quả để giúp con "cai nghiện" các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy chơi game…

* Không copy nội dung bài viết dưới mọi hình thức khi chưa được Infonet chấp thuận bằng văn bản!

Hoàng Thanh

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !