Cô giáo Tày chống chọi ung thư lặng thầm thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số

Vượt lên những khó khăn của căn bệnh ung thư, cô giáo Nông Thị Tuyến đã lặng thầm cống hiến tuổi thanh xuân để mang đến những mầm xanh hy vọng cho những mảnh đất khô cằn, thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số.

Cô giáo Nông Thị Tuyến – giáo viên trường Tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Na Hang cùng tỉnh. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Tuyến đã có ước mơ trở thành một cô giáo.

Sau 12 năm học phổ thông cùng với sự nỗ lực, cố gắng, cô Tuyến thi đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang. Ba năm học tập tại trường, ước mơ trở thành cô giáo của cô Tuyến đã thành hiện thực.

Thế nhưng, dường như hạnh phúc chưa thực sự mỉm cười với cô Tuyến, cô lấy chồng và sinh con đầu lòng nhưng sau đó phát hiện cháu không may bị teo thực quản bẩm sinh.

Nỗi đau này chưa vơi thì nỗi đau khác lại ập tới. “Năm 2015, bản thân tôi lại phát hiện mình bị ung thư vú. Thời điểm đó, tôi đang học liên thông đại học năm cuối tại trường Đại học Tân Trào.

Lúc đó, chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc khóa học, tôi nghĩ cố học cho xong rồi mới điều trị nhưng tôi thực sự rất sốc và lo lắng vì 2 con còn nhỏ, tôi mới có 31 tuổi đã bị căn bệnh quái ác này. Nước mắt tôi rơi không ngừng nhất là khi nghĩ đến con”, cô Tuyến chia sẻ với PV Infonet.

{keywords}
Cô Tuyến cùng hai con nhỏ.

Cô Tuyến kể, trong quá trình điều trị ung thư, từ một người khỏe mạnh, hoàn thành 6 đợt truyền hóa chất, cô sụt từ 51kg xuống còn 44kg, da xanh sao, nhưng vẫn phải tự chăm sóc bản thân và lo cho 2 con.

Lúc đó chồng cô vẫn đang học ở Hà Nội nên mọi công việc gia đình và chăm sóc 2 con nhỏ đều đến tay cô. Vậy nhưng dù đau đớn đến đâu cô vẫn không chịu đầu hàng với số phận, kiên trì điều trị bệnh.

Tôi duy trì đến nay đã được 5 năm chiến đấu chống chọi với căn bệnh ung thư vú tưởng chừng như dấu chấm hết với số phận. Chính nó đã thắp sáng trong tôi một hoài bão và nghị lực vươn lên trên tất cả mọi mặt của cuộc sống.

Thời gian đầu tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự động viên của gia đình người thân, bạn bè đặc biệt là cha mẹ và chồng con đã giúp đỡ tôi tiếp thêm sức mạnh, tinh thần và  nghị lực và quyết tâm vượt qua những khó khăn.

Tôi tự nhủ cuộc chiến này chưa hề kết thúc, mình vẫn phải kiên cường đi tiếp, vẫn phải học tập và cống hiến cho nghề mình đã lựa chọn. Bằng sự tận tâm, tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh, luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nên tôi năm nào cũng được danh hiệu lao động tiên tiến và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện”, cô Tuyến kể.  

{keywords}
Cô Tuyến vẫn luôn lạc quan để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, tiếp tục sự nghiệp trồng người.

Học sinh của trường Tiểu học Minh Cầm nơi cô Tuyến công tác đa phần các em là dân tộc Cao Lan, các em sống ở vùng nông thôn, xa trung tâm nên gia đình chưa quan tâm tới việc  học của con.

Trong 11 năm gắn bó với nghề giáo có đến 9 năm cô gắn bó tại ngôi trường Minh Cầm, nơi đa phần các em học sinh là dân tộc thiểu số. Vậy nên cô Tuyến luôn phải kiên trì dạy bảo các em, từng bước uốn nắn cho các em từng chút, từng chút một.

Trong quá trình giảng dạy cô Tuyến cũng luôn cố gắng tổ chức, cố vấn, hướng dẫn cho học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá lĩnh hội tri thức mới chứ không hẳn là học tập thụ động. Bản thân cô Tuyến cũng luôn quan niệm là còn sống là còn phải học tập và cống hiến hết khả năng của mình vì học sinh thân yêu.

Niềm vui đối với tôi và cũng là món quà quý giá nhất của những người đứng trên bục giảng là các em không bỏ trường, bỏ lớp, hăng say học tập, tìm tòi, khám phá. Thầy cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, chứng kiến các em lớn khôn mỗi ngày, trở thành người tử tế. Đó cũng là động lực để tôi tiếp tục sống và phấn đấu cho sự nghiệp trồng người”, cô Tuyến tâm sự.

Mùng 3 Tết thầy: Xúc động hành trình gieo chữ của cô giáo người Mông

Mùng 3 Tết thầy: Xúc động hành trình gieo chữ của cô giáo người Mông

Phải trèo đèo, lội suối, sống trên bản làng xa xôi cách nhà 70km song cô giáo Cứ Thị Pàng Dinh (Mù Cang Chải, Yên Bái) vẫn kiên trì bám trường, bám lớp vì sự nghiệp “trồng người”, đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc.

Hoàng Thanh

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Con chưa vào lớp 1, tôi đã mạnh tay 'đầu tư' chọn cô giáo chủ nhiệm

Trở về nhà sau chuyến đi nghỉ cuối tuần, dù mệt nhưng việc đầu tiên tôi nghĩ tới là bốc máy gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con: “Cô ơi, cô có nhà không chị mang ít đồ qua? Nhà cháu mới về quê, có ít rau quả sạch, ông bà gửi biếu cô”.

Từ quyết định 'quay xe' đến Huy chương Vàng Olympic quốc tế của nam sinh Bắc Giang

Theo đội tuyển Toán tới hết học kỳ I năm lớp 9, Trương Phi Hùng đã quyết định từ bỏ và thử sức với môn Vật lý. Sau những nỗ lực, nam sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang) đã giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !