Mùng 3 Tết thầy: Xúc động hành trình gieo chữ của cô giáo người Mông

Phải trèo đèo, lội suối, sống trên bản làng xa xôi cách nhà 70km song cô giáo Cứ Thị Pàng Dinh (Mù Cang Chải, Yên Bái) vẫn kiên trì bám trường, bám lớp vì sự nghiệp “trồng người”, đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc.

Trường mầm non Hoa Hồng nơi cô Dinh công tác là ngôi trường có 648 trẻ, trong đó dân tộc Mông là 587 trẻ, dân tộc Thái 54 trẻ, còn lại là trẻ dân tộc Kinh, Tày, Mường, Dao. Đa số bố mẹ các em đều là nông dân và thuộc diện hộ nghèo nên cuộc sống khó khăn và vất vả.

Trường mầm non Hoa Hồng cách huyện hơn 50 cây số, 6 điểm lẻ chưa có điểm nào có đường bê tông xuyên suốt (chỉ có một số đoạn ngắn trơn - dốc thì được bà con nhân dân đổ bê tông rộng 1m để dễ đi hơn). Nhà trường vẫn còn thiếu thốn nhiều về trang thiết bị dạy học, nhất là ở cơ sở lẻ.

Thế nhưng, đang dạy ở điểm chính trường mầm non Hoa Hồng, cô giáo Cứ Thị Pàng Dinh lại tình nguyện lên dạy trên điểm trường Lùng Cúng (Mù Cang Chải) dù cô Dinh phải gửi con cho bà ngoại khi con chưa đầy 20 tháng tuổi.

{keywords}
Niềm vui gieo chữ của cô Dinh.

Cô Dinh đến điểm trường Lùng Cúng, nơi được người ta gọi là vùng "4 không": không điện, không sóng điện thoại, không nước sạch, không trạm y tế.

Đến đây tôi mới thấm sự gian khó nơi đây còn hơn gấp bội bản Mú Cái Hồ - nơi tôi công tác trước đó. Để đến điểm trường, tôi phải đi trên con đường dài gần 30 cây số với những cung đường hiểm trở, bên thì vách cao, bên thì vực sâu, mặt đường thì xẻ 4, 5 rãnh, đoạn thì đá lởm chởm, mưa thì trơn như bôi mỡ....

Những lần đi lên, xuống mà gặp mưa dù đã lắp xích xe nhưng không lần nào tránh khỏi những cú ngã tưởng chừng như không dậy nổi và tất nhiên những lần xuống trường không tránh khỏi chuyện đẩy xe nhiều hơn ngồi xe” - cô Dinh chia sẻ.

{keywords}
Bữa cơm tối dưới ánh đèn pin của cô giáo Dinh.

Cô Dinh kể lại, đường đi đã khó vậy mà ở điểm trường còn khó hơn khi thiếu thốn đủ bề, không có đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học.

Trước tình cảnh ấy, cô Dinh cùng với hai cô giáo và một thầy giáo tiểu học đã bắt đầu giải quyết phần nào những khó khăn đó. Các thầy cô tự tìm nguồn nước sạch để kéo nước về, những đoạn ống dẫn nước được buộc, nối chằng chịt. Thầy cô cũng tự làm vườn trồng rau cỏ, làm đồ chơi ngoài trời như bập bênh, xích đu, ống chui... cho các con chơi.

Muốn các con đến lớp học, cô Dinh cùng đồng nghiệp đến từng gia đình vận động, rồi trực tiếp thu giấy tờ hồ sơ học sinh bản gốc để về photo công chứng cho các con. Có những gia đình chưa có đăng kí kết hôn, chưa có sổ hộ khẩu, chưa có giấy khai sinh cho con... cô Dinh còn trực tiếp vận động rồi đưa xuống xã để làm giấy tờ.

Nhiều học sinh khi mới đến lớp còn khóc, chân tay mặt mũi còn chưa sạch sẽ vì phải đi bộ đến trường nên cô giáo cũng tận tay dắt các cháu ra rửa ráy chân tay, chăm lo cho các cháu như con mình.

Tại điểm trường Lùng Cúng, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các con nên các con chưa có nề nếp trong học tập, vui chơi, trong sinh hoạt ở lớp, tiếng phổ thông hạn chế nhiều... nên cô giáo phải dạy, hướng dẫn từng tí một.

Khổ nhất là khi đêm về nhưng điểm trường lại không có điện, những cô giáo như chúng tôi chỉ biết ngồi bên bếp lửa và kể cho nhau nghe về gia đình mình cho vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ con.

Cứ chiều Chủ nhật lên điểm trường, chiều thứ 6 lại từ điểm trường về nhà, có những lần con ốm đau nằm viện còn không hay biết gì. Đôi khi biết được công việc của nhà trường hay gia đình thì đã quá thời gian do nhận được thư muộn (thư gửi qua người dân xuống xã).

Rồi những lần đi họp bản, hay đi gọi học sinh đến nửa đêm mới về đến điểm trường. Đó là những gì chúng tôi đã trải qua ở đây”, cô Dinh tâm sự.

{keywords}
 
{keywords}
Đường tới điểm trường vô cùng khó khăn.

Khó khăn là vậy nhưng vì yêu nghề, mến trẻ cô Dinh cùng các bạn đồng nghiệp đã hết lòng chăm sóc, giáo dục các con đạt kết quả tốt.

Một năm ở trên điểm trường Lùng Cúng, với cương vị là trưởng cơ sở cô Dinh đã kết hợp với trưởng bản, bí thư chi bộ bản cùng họp dân, tuyên truyền vận động bà con cải tạo khuôn viên trường lớp như láng sân bê tông, đổ bê tông đoạn đường dài gần 300m vào điểm trường, tuyên truyền vận động bà con cho con em đi học, không những là các cháu mầm non mà còn là các cháu tiểu học, trung học cơ sở không bỏ học.

Tôi thật sự rất thương trẻ nơi đây khi mùa đông đến, thường xuyên có băng tuyết mà nhiều trẻ lại chỉ có mảnh áo mỏng manh, không giày dép, nhiều khi ốm đau như sốt, ho, hay bị bệnh ngoài da, phụ huynh cũng không quan tâm lắm. Vậy là tôi lại là thầy thuốc bất đắc dĩ khám chữa bệnh và điều trị cho các cháu", cô Dinh nhớ lại.

Trẻ mầm non được ví như là cái móng của ngôi nhà, muốn ngôi nhà vững chắc thì móng nhà phải tốt, phải vững chắc trước đã. Nhận thức được điều đó nên mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoa Hồng đều cùng đồng lòng đoàn kết chung tay xây dựng nhà trường ngày một phát triển đi lên, xây dựng một ngôi trường hạnh phúc.

Bản thân cô Dinh cũng luôn cố gắng tự học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cô không ngại khó, ngại khổ, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần chắp cánh ước mơ cho những học sinh vùng cao.

Hoàng Thanh

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !