Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'

Cô gái Nam Định được bố mẹ đặt tên Nam Nhi để “lấy vía” sinh con trai. Không ngờ, cái tên độc lạ ấy lại mang đến cho cô vô số kỷ niệm thật đặc biệt.

Tên Nam Nhi, nhưng là con gái

Cô giáo mầm non 24 tuổi, sống tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là một trong những người sở hữu tên độc lạ. Dù là con gái nhưng cô lại có tên khá mạnh mẽ Nguyễn Thị Nam Nhi.

Những năm học cấp 2, cấp 3, Nam Nhi chưa chú ý đến họ tên đặc biệt của mình. Khi bạn học trêu đùa ngày một nhiều, Nhi mới đặt dấu hỏi lớn về nguồn gốc cái tên Nam Nhi.

ảnh 12   Nam Nhi.png
Cô gái xinh đẹp có tên giống con trai

Nhi kể: “Ngoài bạn bè trêu 'tên Nam Nhi mà lại là con gái', thầy cô cũng rất ấn tượng với tên của tôi. Trong số đó, thầy giáo dạy toán rất thích cái tên đặc biệt của tôi. Thầy không bao giờ gọi Nhi mà cứ phải gọi đầy đủ Nam Nhi. 

Có lần, tôi xấu hổ không muốn viết từ 'Nam' chỉ ghi Nguyễn Thị Nhi ở chỗ họ tên học sinh trên bài kiểm tra toán. Không ngờ, thầy chấm bài liền bổ sung chữ 'Nam' vào chỗ họ tên”.

Không chỉ thầy giáo dạy toán, các thầy cô khác cũng thắc mắc tại sao cô học trò nhỏ lại có tên con trai. Thầy cô còn bảo Nhi về hỏi bố mẹ xem sao.

Giải đáp băn khoăn của con gái, bố của Nhi nói thật: “Sau khi sinh chị cả của con, bố mong sớm sinh được con trai. Nhưng, bố mẹ lại sinh ra con, nên đặt tên Nam Nhi. Bố đặt cái tên ấy với mong ước em con sẽ là em trai”.

Tuy nhiên, người em kế tiếp của Nhi vẫn là con gái, được bố mẹ đặt tên Minh Thư. Đến người con thứ tư, bố mẹ Nhi mới thỏa ước nguyện, sinh được con trai.

Ban đầu, Nhi khá tủi thân khi nghe nguồn gốc tên gọi của mình. Tuy nhiên, cô nhận thấy, dù rất mong con trai nhưng bố mẹ thương yêu các con đồng đều. Vì vậy, Nhi xem cái tên đặc biệt là kỷ niệm đáng nhớ của gia đình.

ảnh 1   tên độc lạ.jpg
Nam Nhi thường phải đưa ra căn cước công dân khi mọi người thắc mắc về cái tên đặc biệt

Vì cái tên độc lạ mà nhiều lần Nhi rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Giấy khen, phiếu khám bệnh… thường bị ghi nhầm thành Lan Nhi, Linh Nhi, Lam Nhi… 

Khi làm căn cước công dân, cô phải lặp đi lặp lại nhiều lần để cán bộ không nhầm tên. Vậy mà, họ vẫn tròn mắt không tin con gái lại tên Nam Nhi.

Ngày thi đại học, giám thị gọi tên, Nhi bước vào liền bị chặn lại. Họ thắc mắc sao tên con trai mà người là con gái. Nhi phải trình căn cước công dân mới thuận lợi bước vào phòng thi.

Lấy chồng sau một tháng quen

Khác với cái tên đầy nam tính, Nam Nhi có vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng. Tuy nhiên, tính cách của cô khá bướng bỉnh, mạnh mẽ. Cô ngại ngùng thừa nhận, mình thường xuyên bắt nạt và thích quát chồng chuyện nọ chuyện kia.

ảnh 2   tên độc lạ.jpg
Nhi lấy chồng sau 1 tháng hẹn hò

Kể về chuyện tình đặc biệt, Nhi không thể quên lần đầu trò chuyện với bạn trai qua mạng đã phải chụp hình căn cước công dân để chứng minh.

Người bạn trai đó cũng chính là chồng hiện tại của Nhi. Anh ở cùng quê, cách nhà cô 1km. Hai bên gia đình cũng quen biết, thân thiết.

Tuy nhiên, anh lớn hơn Nhi 7 tuổi và đi làm xa ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Trong lúc đó Nhi đi học và làm việc ở Hà Nội, cho nên hai người chưa có dịp biết nhau.

Đợt dịch Covid-19, Nhi và bạn trai cùng về Nam Định sống. Về quê rảnh rỗi, cô thường nghe các anh họ bàn tán và nhắc đến anh. Mọi người khen anh giỏi, lại đẹp trai nên khiến cô tò mò.

“Trước đó, anh có gửi lời kết bạn với em trên Facebook nhưng em không chấp nhận. Em đâu có biết anh ở gần nhà. Thấy em không kết bạn, anh hủy lời mời.

Mùa dịch năm 2021, em về nhà, nghe các anh bàn tán về anh. Em biết anh làm ở cửa hàng điện máy nên chủ động kết bạn. Em chỉ muốn hỏi kinh nghiệm để mua hàng thôi.

Em vừa gửi kết bạn thì anh chấp nhận và nhảy vào trò chuyện ngay lập tức. Anh hỏi em tên gì, em trả lời là Nam Nhi. Anh không tin nên em phải chụp căn cước công dân gửi cho xem”, Nhi chia sẻ.

Vốn dĩ, Nhi không thích lấy chồng gần nhà và lớn hơn nhiều tuổi. Ấy thế, cô phải thốt lên “ghét của nào trời trao của nấy”. Hai người quen nhau khoảng 1 tháng thì quyết định kết hôn, làm đám cưới. 

Nhi tự nhủ: “Người quen cả, chắc không lừa nhau”, rồi hạnh phúc lên xe hoa về nhà chồng. Dù sống chung với bố mẹ chồng, nhưng cô rất thoải mái trong chuyện "bắt nạt" chồng.

“Tôi chỉ bắt nạt được chồng thôi. Ra ngoài, tôi có dám bắt nạt ai đâu”, Nhi hài hước chia sẻ.

Lúc sinh con đầu lòng, Nhi may mắn không trải qua cơn đau đẻ, thuận lợi sinh thường bé trai nặng 3,8kg. 

Mặc cho mẹ ruột và mẹ chồng cằn nhằn, Nhi nhất định không ở cữ. Cô thoải mái tắm rửa, không đi tất mà còn bật quạt vù vù.

ảnh 4   tên độc lạ.jpg
Vợ chồng cô rất hạnh phúc bên con nhỏ

Thấy tính cách con dâu bướng bỉnh, mẹ chồng Nhi chỉ biết lắc đầu, tặc lưỡi: “Người thế này phải là con trai mới đúng”.

Dù vậy, mẹ chồng nàng dâu không hề xích mích. Nhi cảm thấy thoải mái khi sống chung với bố mẹ chồng. 

Cô cảm nhận mẹ chồng rất dễ tính. Bà “phục vụ” vợ chồng cô từ A-Z, không cho con dâu đụng tay vào bất cứ việc gì.

Hiện tại, con trai kháu khỉnh của Nhi được 14 tháng tuổi. Cô đang mang thai 4 tháng và dự sinh là một bé gái. 

Vợ chồng cô rất vui và hy vọng có đủ nếp, đủ tẻ. Chắc chắn, em bé sắp chào đời sẽ có một cái tên thật đẹp.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !