'Cô bé' phồng rộp, trợt da, chảy dịch vàng do dùng nước pha tỏi chữa viêm

Dùng nước ngâm tỏi chữa viêm phụ khoa, người phụ nữ ở Quảng Ninh bị  sưng, rát  tấy đỏ, phồng rộp, loét trợt, chảy dịch vàng... toàn bộ vùng kín. 

{keywords}
“Cô bé” phồng rộp, trợt da do dùng nước pha tỏi chữa viêm

Gần đây Khoa Phụ khoa Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí  tiếp nhận các trường hợp tự chữa trị viêm phụ khoa bằng các biện pháp như ngâm tỏi với nước, ngâm nước phèn chua…

Đáng nói sau khi làm theo, các biện pháp này không giúp khỏi bệnh mà còn làm tăng tình trạng phồng rộp, đau rát, loét trợt.

Trong số BN đến viện vì hệ luỵ của phương pháp chữa trị này phải kể đến trường hợp chị N. T. K, 22 tuổi, địa chỉ tại TP. Uông Bí bị ngứa vùng kín gây xót khi đi vệ sinh.

Bệnh nhân đã đi khám ở phòng khám tư và được hướng dẫn cách chữa trị bằng việc lấy một củ tỏi to giã ra pha với nước và ngâm trong khoảng 15 phút, thực hiện 1 lần/ngày.

Sau khi làm theo, ngày đầu tiên người bệnh thấy xót nhưng chị lại nghĩ “thế mới có tác dụng”. Đến ngày thứ hai người bệnh bắt đầu thấy sưng, rát, đi vệ sinh khó khăn hơn, không ngồi được và có biểu hiện loét da.

Ngày 7/10, người bệnh đã đến Trung tâm Y tế Thành phố khám và được chuyển đến BV Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí trong tình trạng: âm hộ cả môi lớn và môi bé tấy đỏ, phồng rộp, loét trợt, chảy dịch vàng.

Theo lời bệnh nhân với tình trạng đau rát, chị không dám đi vệ sinh, ngay cả tiểu tiện. Qua thăm khám và làm xét nghiệm cấy vi khuẩn âm đạo, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm loét âm hộ. Do đó, nữ bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị: vệ sinh hàng ngày, bôi thuốc, đặt thuốc điều trị viêm âm hộ, âm đạo. Sau 1 ngày điều trị tình trạng bệnh đã cải thiện, người bệnh có thể đi lại, vệ sinh dễ dàng hơn.

Theo tin từ bệnh viện, 3 tháng trở lại đây, Khoa Phụ khoa từng tiếp nhận 2 trường hợp người bệnh trên 50 tuổi cũng được hướng dẫn áp dụng chữa viêm phụ khoa bằng phương pháp ngâm nước tỏi này và cho kết quả tương tự. Ngoài ra, một trường hợp khác cũng được hướng dẫn ngâm vùng kín với nước phèn chua chữa viêm nhiễm nhưng cuối cùng cũng phải đến viện cầu cứu bác sĩ.

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm khiến không ít chị em phụ nữ e ngại không đi khám sớm hoặc không đến Bệnh viện khám và điều trị.

Qua đây, các bác sĩ phụ khoa khuyến cáo chị em phụ nữ gặp các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị đúng cách. Việc áp dụng các phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khiến tình trạng viêm nhiễm không được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng hơn, gây đau đớn, khó chịu kéo dài cho người bệnh.

Theo đó, chị em cần đến viện khi có cảm giác đau, rát kéo dài khi quan hệ tình dục. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh khô âm đạo hoặc viêm nhiễm trong âm đạo hay bất kì bệnh phụ khoa nào khác. 

Nếu chị em thấy ngứa âm đạo là biểu hiện chính của bệnh viêm âm đạo. Bên cạnh đó bệnh còn có những triệu chứng đi kèm như: ra khí hư nhiều, khí hư bất thường (có màu trắng, xanh, vàng, có bọt, có mùi hôi…)… đây đều là nguyên nhân gây bệnh có thể là do nấm, trùng roi, khuẩn lậu, hoặc vi trùng thường…mà chị em tuyệt đối không được bỏ qua. Đáng lưu ý, phụ nữ từng có quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người chưa từng quan hệ.

Ngoài ra, nếu chị em phát hiện “cô bé” có mùi hôi, đau bụng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu bất thường, chảy máu sau khi giao hợp… cũng cần đến viện sớm.

“Nếu để kéo dài, ngoài việc gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, các bệnh phụ khoa có thể để lại nhiều hậu quả rất nguy hiểm như gây tắc vòi trứng, gây vô sinh, gây bệnh ác tính”, BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, BV đa khoa Nông nghiệp cho hay.

Trong trường hợp chị em bị viêm nhiễm vùng kín cũng không nên chữa theo phương pháp dân gian, truyền miệng thiếu khoa học như: nước pha tỏi, phèn chua thậm chí nước muối.

Bởi theo BS Lê Thị Kim Dung, ngay cả khi sử dụng nước muối để vệ sinh hàng ngày chị em cũng cần phải chia theo tỷ lệ đúng cách (không pha quá đặc) nếu không sẽ phản tác dụng.

Khi vùng kín gặp các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa thì nước muối không đủ để làm sạch, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại “cô bé”. Lúc này, chị em cần đến một sản phẩm phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn nhất cho vùng kín.

Ngoài ra, khi vệ sinh vùng kín chị em nên rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây trầy xước hay thụt rửa quá sâu.

Để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, BS Kim Dung khuyến cáo, chị em nên thường xuyên lau, rửa vùng kín. Vùng kín không được lau rửa hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục, thời kỳ kinh nguyệt, trở thành nơi tích tụ của nấm ngứa, vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.

Việc vệ sinh khu vực âm đạo đúng thời điểm bằng nước rửa vệ sinh phụ nữ an toàn chính là cách giúp bạn đem lại sự cân bằng môi trường pH, tạo độ ẩm, mềm mịn và chắc khỏe. Sau khi vệ sinh hãy sử dụng một chiếc khăn mềm để lau khô, bởi vùng da cực nhạy cảm này dễ tổn thương nếu bạn lau bằng khăn thô cứng.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !