Chuyện về hai cô gái H’mong bị bán sang Trung Quốc của Nhà làm phim người Úc

Tạp chí VICE có trụ sở đóng tại Mỹ mới đây đã đăng tải bài phỏng vấn nhà làm phim người Úc Ben Randall về những thước phim tài liệu mà ông thực hiện khi tìm hiểu về nạn buôn bán người ở Việt Nam.

Trong bài báo được đăng tải trên tạp chí VICE, Ben Randall đã kể lại hành trình làm phim của mình được khơi nguồn từ chính bi kịch của hai người bạn Việt Nam của ông. Trong năm 2011, ông nhận được cú điện thoại báo tin về 2 người bạn dân tộc H’mong của mình, vốn chỉ mới 16 tuổi, đã bị bắt cóc và bán làm cô dâu ở Trung Quốc. Vài năm sau đó, ông đã thực hiện chuyến hành trình gần 20.000km, đi qua 12 quốc gia, bán hết tài sản thừa kế từ bà nội để cứu về một trong hai cô gái. Người còn lại đã chọn con đường ở lại với “người chồng” của mình.

Chuyện về hai cô gái H’mong bị bán sang Trung Quốc của Nhà làm phim người Úc - ảnh 1

Nhận thức kém đã khiến nạn nhân của các vụ buôn bán người không thể tự tìm cách thoát khỏi bi kịch. Ảnh: VICE

Những gì xảy ra với bạn bè của Randal không phải là cá biệt, tờ VICE nhận định. Theo ước tính vào năm 2004 của Bộ Ngoại giao Mỹ, có khoảng 600.000 – 800.000 người đã bị buôn bán qua biên giới quốc tế mỗi năm, 4/5 trong số đó là phụ nữ và hơn một nửa có độ tuổi dưới 18 tuổi.

Điều đặc biệt đáng chú ý, Trung Quốc là điểm đến lớn nhất của các vụ buôn bán người. Theo tờ VICE, phần lớn các vụ buôn bán người ở Trung Quốc là hậu quả của chính sách một con của nước này, dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ nghiêm trọng. Kết quả là một nền văn hóa kết hôn cạnh tranh ồ ạt. Một số đàn ông Trung Quốc từ bỏ việc yêu đương hẹn hò, thay vào đó thích mua một cô dâu từ mạng lưới buôn bán hoạt động tại các quốc gia như Myanmar, Việt Nam, Lào, Mông Cổ, Nga và Triều Tiên.

Sau khi về Việt Nam, Randall đã biến câu chuyện của bạn bè mình thành một bộ phim tài liệu, ghi chép lại cuộc hành trình kỳ lạ mà ông đã trải qua trong quá trình giải cứu những người bạn của mình và khám phá nền văn hóa của các hôn nhân xuất phát từ các vụ bắt cóc.

Ông kể lại đã quen những người bạn của mình trong một chuyến du lịch đến Sapa. Họ là những cô gái bán đồ lưu niệm tại khu chợ du lịch trên thị trấn Sapa. Ông và bạn ông sau đó đã kết bạn và duy trì liên lạc trên mạng xã hội facebook. Sau khi ông rời Sapa được một năm, một trong hai nạn nhân đã liên lạc với ông, bảo rằng họ đã bị bắt cóc vài tháng trước và bị bán sang Trung Quốc. Trên thực tế, nhóm người bị bắt cóc tận 9, 10 người nhưng ở các trường hợp riêng lẻ khác nhau.

Theo những gì Randall chia sẻ, nạn nhân sau khi bị bán đi đã bị tước hết tài sản trên người: điện thoại, trang phục truyền thống của dân tộc, bất cứ thứ gì họ mang theo. Nơi diễn ra các vụ buôn bán người thường là các chợ ở biên giới. Mỗi cô gái bị bán đi với giá từ 3.000 – 9.000 USD. Những kẻ môi giới ban đầu sẽ nhận được khoảng 1.000 USD trong số tiền này. Và đó là giá bán các cô gái đi làm cô dâu, không phải giá của những cô gái bị bán vào nhà thổ.

Randall cũng cho biết, việc tìm được bạn bè của ông bị bán một phần nhờ sự may mắn khi cô bạn tên Pang của ông đã tìm cách liên lạc được với ông và gọi điện cho mẹ cô ở Việt Nam. Quá trình giải cứu sau đó không hề dễ dàng bởi Pang không có ý thức về địa lý, mơ hồ với nơi mình bị đưa đến và không hề có cảm giác quen thuộc nào. Thêm vào đó, “chồng” của Pang đi làm xa nhà và chỉ về vào cuối tuần nên Pang có thời gian di chuyển, thực hiện các cuộc gọi cầu cứu. Dần sau đó, Pang đã định hình được về địa lý và tìm cách trốn thoát.

Trường hợp của May thì kém may mắn hơn vì cô bị kiểm soát chặt chẽ và rất khó thực hiện các cuộc gọi về với gia đình. Có những thời điểm, May bị cắt liên lạc hoàn toàn trong một thời gian dài và việc xác định nơi cô ở trở nên khó khăn hơn. Phần bất ngờ hơn trong câu chuyện của May là việc đám cưới của cô đã được ghi hình lại nhưng tất cả những người tham gia đám cưới không một ai thắc mắc về việc cô dâu là một người khác địa phương quá xa lạ và không có vẻ gì giống với một đám cưới tình nguyện.

Nhà làm phim người Úc đã phải thốt lên sự ngạc nhiên khi thấy cách mà cộng đồng xử lý vấn đề, theo ông, họ đã cư xử theo cách tồi tệ nhất. Thậm chí, gia đình May đã nhìn nhận câu chuyện theo suy nghĩ rằng, trong một xã hội truyền thống như vậy, việc May bị bán đi, bị mất trinh, tức là cô đã mất đi giá trị đối với xã hội. Gia đình May đã thấy gia đình của “người chồng” May đã bị ép kết hôn có vẻ khá giả, cho rằng đó là điều may mắn với cô và đồng ý để cô ở lại với người này. Chính bản thân May sau đó cũng chấp nhận ở lại bởi đã gắn kết với “người chồng” đã mua cô bằng một đứa con.

Trở về với câu chuyện của Pang, Randall cho biết, cô đã trốn thoát. Cô vượt qua hàng ngàn kilomet về đến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Tuy vậy, tại điểm dừng này, cô không biết mình đang ở đâu và không được nhận dạng để trở về Việt Nam. Randall kể ông và các tổ chức phi chính phủ đã cố thuyết phục cô ở lại đó và chờ người đến trợ giúp. Tuy nhiên, sau đó Pang đã gặp một chàng trai địa phương và người này hứa sẽ giúp đưa cô vượt qua biên giới. Và sau đó, cô lại biến mất.

Lần này, Pang đã không thể gọi cho Randall, phía Randall cũng không thể gọi lại cho Pang. Randall đã quay trở lại ngôi làng của Pang và thông báo cho bố mẹ cô biết, đến 95% cô gái đã bị bán lại một lần nữa ở bên kia biên giới. 

M.A

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !