Chuyện "hậu trường" về nhóm nghiên cứu tạo ra bộ kit test nCoV

Với phong cách của một người lính, Thượng tá Hồ Anh Sơn khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn nữa, đây mới chỉ là thành công ban đầu, gọi là “món quà” gửi tới đồng bào, để đồng bào yên tâm hơn.

Đã có một số nhóm nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện nhanh virus nCoV, nhưng bộ kit real-time RT PCT one step do các nhà khoa học trẻ thuộc Học viện Quân y nghiên cứu là sản phẩm duy nhất được cấp “giấy thông hành” bởi Hội đồng KH&CN cấp quốc gia, Bộ Y tế, và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sau kiểm nghiệm lâm sàng.

Thành công này làm giảm tải đáng kể cho việc phân loại ban đầu những người nghi nhiễm nCov, từ đó quyết định có phải cách ly hay không.

Với bộ kit này, thời gian test để cho ra kết quả là hơn 1 giờ đồng hồ (chưa kể thời gian lấy mẫu bệnh phẩm), trong khi hiệu quả nhiều hơn gấp 4 lần so với bộ kit test nhập khẩu khi có thể test cùng lúc hơn 90 mẫu bệnh phẩm.

{keywords}
Bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện nhanh virus nCoV  real-time RT PCT one step.

“Hành khúc ngày và đêm”

Mặc dù chỉ mất hai tuần để nhóm nghiên cứu công bố chế tạo thành công bộ kit real-time RT PCT one step, nhưng đó là khoảng thời gian chứng kiến các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu phải căng mình “chiến đấu” bất kể ngày hay đêm.

Chia sẻ về chuyện “hậu trường” của nhóm nghiên cứu, Thượng tá Hồ Anh Sơn – Phó Giám đốc Học viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y, Trưởng nhóm nghiên cứu đề tài – cho hay: Trước một mầm bệnh mới nổi (chủng mới của virus corona), một phản xạ hết sức tự nhiên của các bác sỹ Học viện Quân y đó là nhờ các nhà khoa học nước ngoài cung cấp thông tin về virus corona.

“Khi đó (tháng 1/2020), chúng tôi chưa nghĩ đến việc sẽ nghiên cứu bộ sản phẩm kit test nhanh. Dần dần, chúng tôi tối ưu các quy trình trong phòng thí nghiệm, song song với đó là ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, Học viện Quân y về đề tài sản xuất kit phản ứng nhanh.” – Thượng tá Hồ Anh Sơn cho hay.

Ngay trong tuần đầu tiên sau khi quyết định được giao vào ngày 07/02, Công ty Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y đã phối hợp triển khai nghiên cứu, sau 2 tuần đã có sản phẩm đầu tiên.

Nhưng không phải cứ có sản phẩm là có thể công bố rộng rãi, để sản phẩm được công nhận cần có sự kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Kết quả là cơ quan này đã kiểm nghiệm, sản phẩm chính thức được cấp “giấy khai sinh”, đề án hoàn thành trước hẹn 3 ngày.

“Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Giáo sư Đỗ Quyết (Giám đốc Học viện Quân y) có hỏi nhóm nghiên cứu: “Nếu như thất bại lần này thì sau bao lâu các anh sẽ có sản phẩm tiếp theo?”. Lúc đó tôi cũng bí lắm nên thành thực trả lời “chúng em chưa lúc nào nghĩ đến chuyện thất bại”. Quả thật chưa có thời điểm nào chúng tôi nghĩ đến thất bại mà chỉ nghĩ rằng cứ chiến đấu đi đã, chiến đấu đến đích nếu thắng thì chúng ta thắng, còn nếu thua thì phải làm lại.”

{keywords}

Thượng tá Hồ Anh Sơn – Phó Giám đốc Học viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y, Trưởng nhóm nghiên cứu đề tài.

Đúng với phong cách của một người lính, Thượng tá – Bác sỹ Hồ Anh Sơn không ngần ngại khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn nữa, đây mới chỉ là thành công ban đầu gọi là “món quà” gửi tới đồng bào, để đồng bào yên tâm hơn.”

Cũng theo chia sẻ của Thượng tá Sơn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đây là lần đầu tiên ông cảm nhận được một không khí hừng hực với sự phối hợp chặt chẽ từ trên xuống dưới.

Ông Sơn gọi đó là không khí “trên nóng, dưới cũng nóng”, từ Ban chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về phòng chóng dịch, cho đến các Bộ Y tế, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, rồi Học viện Quân y,...tất cả mọi người đều lăn xả vào công việc.

“Việc báo cáo kết quả nghiên cứu vào lúc 1-2h sáng là điều bình thường, các thành viên trong nhóm làm việc không phân biệt ngày hay đêm. Chính vì nỗ lực như thế, với sự giúp đỡ rất nhiều từ các phòng, ban chức năng, các đối tác trong và ngoài nước, đến giờ này là thành công giai đoạn đầu.” – Thượng tá Hồ Anh Sơn nói.

Nói là “thành công giai đoạn đầu”, bởi một sản phẩm đạt chất lượng hơn nữa sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục hoàn thiện và tối ưu hóa. Được biết, đề tài này được Bộ KH&CN giao thực hiện trong vòng 18 tháng nhưng với điều kiện chỉ trong 1 tháng là phải có sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.

Trước đại diện của các cơ quan truyền thông, chỉ có một số chuyên gia từ Học viện Quân y và Công ty Việt Á có “vinh hạnh có mặt” (theo lời ông Hồ Anh Sơn), ông Sơn cho hay thực tế có rất nhiều người vẫn đang “lầm lũi” trong phòng thí nghiệm, trong các cơ sở phòng chống dịch, và ông gọi họ là những “người hùng thầm lặng”.

 

{keywords}

Họp báo công bố bộ kit do Học viện Quân y nghiên cứu thành công.

 

Những chia sẻ quý báu từ mạng lưới các nhà khoa học quốc tế

Chia sẻ thêm về chuyện “hậu trường”, một thành viên khác thuộc nhóm nghiên cứu, Thiếu tá - Tiến sỹ - Bác sỹ Hoàng Xuân Sử - Trưởng phòng Vi sinh và các mầm bệnh sinh học, Viện nghiên cứu Y dược quân sự, Học viện Quân y – cho biết, ngày 13/01/2020, khi đọc bài báo đầu tiên của nhóm nghiên cứu ở Berlin (Đức) viết về chủng mới của virus corona, ông Sử đã liên hệ với các nhà khoa học Đức và được chia sẻ quy trình đầu tiên.

Đến ngày 17/01, các nhà khoa học Đức đưa ra phiên bản thứ hai sau khi được chia sẻ dữ liệu trình tự gen bởi các nhà khoa học từ Hồng Kông.

“Sau liên lạc đó thì chúng tôi đã có được quy trình gen và bắt đầu ngay vào việc phối hợp với công ty Việt Á lựa chọn phương án tối ưu, đặt nguyên vật liệu cho việc sản xuất bộ kít. Song song với đó chúng tôi liên hệ với một đối tác ở Đức chuyên sản xuất kít. Tuy nhiên công ty này cho biết phải đến cuối tháng 2 mới có sản phẩm. Trong khi đó ngày 22/1 Việt Nam đã có hai ca nhiễm virus đầu tiên (hai cha con người Trung Quốc) và chúng tôi cần phải có sản phẩm để sẵn sàng cho việc ứng phó với dịch.” – Thiếu tá Hoàng Xuân Sử nói.

{keywords}

Bác sỹ Quân y Hoàng Xuân Sử - Trưởng phòng Vi sinh và các mầm bệnh sinh học, Viện nghiên cứu Y dược quân sự, Học viện Quân y.

Cùng với đó, Thiếu ta Sử liên hệ với trường đại học Y khoa ở Marseille (Pháp), đối tác của Chương trình chia sẻ dữ liệu virus ở châu Âu, và được cung cấp 1 bộ kit 100 test để so sánh quá trình phát triển của virus. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiếp cận một công ty của Singapore, được họ cung cấp 200 test phục vụ việc so sánh với sản phẩm.

“Khi dịch Covid-19 bùng phát, Viện nghiên cứu của Bắc Kinh (Trung Quốc) đã xuất ngay 20.000 test để ứng phó, nhưng không đáp ứng được nhu cầu trước diễn biến nhanh của dịch bệnh. Tôi biết họ có rất nhiều công ty sinh phẩm, và một trong số đó đã gửi nhanh thông tin test. Ngưỡng phát hiện của các bộ test mà họ sản xuất tương đương với bộ kit mà chúng tôi phát triển.” – ông Sử nói.

Theo Thượng tá Hồ Anh Sơn, Covid – 19 là một loại dịch bệnh mới nhưng có gốc gác từ động vật hoang dã. Do vậy cần có sự đầu tư cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn, để  không chỉ virus corona mà bất kỳ một con virus nào khác “vùng lên”, chúng ta sẵn sàng khống chế dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay Học viện Quân y đang triển khai nhiều hướng nghiên cứu liên quan đến virus này.

“Ví dụ như hiện nay những người không có triệu chứng thì làm thế nào phát hiện virus ở họ, đó là một câu hỏi rất lớn và chúng tôi cũng quan tâm đến câu chuyện này. Rồi những thông tin di truyền thay đổi như thế nào, từ động vật chuyển sang người biến đổi như thế nào, từ người sang người có quy luật gì hay không,… Tất cả những cái đó chúng tôi cũng phải đầu tư nghiên cứu” – Thượng tá Hồ Anh Sơn chia sẻ với tâm thế của một người lính luôn sẵn sàng và chủ động đón nhận nhiệm vụ mới.

 

Theo Trung tướng, Giáo sư Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y – Học viện Quân y sẽ tiếp tục nghiên cứu về virus corona sâu hơn nữa, trong đó có cả việc nghiên cứu tìm ra vắc xin phòng ngừa con virus này.

Ông Quyết cho biết kết quả nghiên cứu về bộ kit vừa công bố đã được gửi cho tạp chí về virus học của thế giới, ngay lập tức tạp chí này đã gửi lên WHO, và WHO đã xin phép Học viện Quân y được chia sẻ quy trình nghiên cứu này với các phòng thí nghiệm.

 

Nguyễn Tuân

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !