Lạng Sơn: Xây dựng chính quyền điện tử, hiện đại hóa nền hành chính

Tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử nhằm hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.

Theo nguồn tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Lạng Sơn, đến tháng 8/2021, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, với 1.016 dịch vụ công mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, UBND tỉnh và sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành, nỗ lực của hàng trăm chuyên gia, cán bộ kỹ thuật từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài tỉnh, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành trước tiến độ 7 tháng so với yêu cầu của Bộ TT&TT (việc 7 tháng hoàn thành trong 1 tháng).

Việc hoàn thành triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, giúp cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải đến cơ quan, công sở, tập trung đông người, giảm đáng kể chi phí về thời gian, tiền bạc, tăng hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội.

Có thể nói, nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đã có những thành công bước đầu, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Thời gian tới, tỉnh này sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2025; Phấn đấu cải thiện ví trí xếp hạng xây dựng chính quyền điện tử so với năm trước từ 1 - 2 bậc...

Mặt khác, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, báo địa phương, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, fanpage trên mạng xã hội Facebook, qua tin nhắn đến các số điện thoại di động, mạng Zalo, thư điện tử công vụ…

Anh Duy

Bộ TT&TT tích cực cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chủ động rà soát, đánh giá toàn bộ 300 thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực TT&TT để đề xuất phương án phân cấp, tranh gây phiền hà cho nhân dân.

Bộ TT&TT công bố kết quả chỉ số CCHC của các cơ quan hành chính thuộc Bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2020 của các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ.

An Giang: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính

Chủ trương của tỉnh An Giang là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhằm công khai, minh bạch trong giao dịch thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp.

Sở TT&TT Hà Nội đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính

UBND TP. Hà Nội đã đồng ý thông qua Phương án đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của  Sở TT&TT Hà Nội.

Dùng công nghệ Chatbot để giải quyết thủ tục hành chính

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai giải pháp Chatbot trả lời, hướng dẫn thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

Khánh Hòa: Khai thác kho dữ liệu dùng chung để cung cấp dịch vụ công mức 4

Tỉnh ủy Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên cơ sở khai thác kho dữ liệu trực tuyến dùng chung của tỉnh.

Yên Bái: Đẩy mạnh tuyên truyền về số hóa kết quả giải quyết TTHC

Gần cuối tháng 9/2021, Sở TT&TT tỉnh Yên Bái đã ban hành Công văn số 1426 về việc tuyên truyền nội dung số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

Bình Định: Hàng chục nghìn hồ sơ TTHC được chuyển qua bưu điện

Hàng chục nghìn hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và chuyển trả qua bưu điện đã góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính tại tỉnh Bình Định.

Bộ TT&TT phấn đấu 80% người dân không phải cung cấp lại giấy tờ khi làm TTHC

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ TT&TT đặt mục tiêu 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện (thủ tục hành chính) TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó.

Ngành TT&TT triển khai Hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị trực tuyến

Hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị trực tuyến của ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính của Bộ và các Sở TT&TT.

Đang cập nhật dữ liệu !