Triển khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển kinh tế biển ở Bình Định

5 năm qua, Bình Định đã tích cực phát triển kinh tế biển, tập trung nâng cấp, đầu tư mới cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế biển và dịch vụ, du lịch ven biển. 

{keywords}
Triển khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển kinh tế biển ở Bình Định (ảnh minh hoạ)

Với bờ biển dài trên 134 km cùng nhiều đảo ven bờ, cộng thêm nhiều cảng biển lớn, truyền thống khai thác thủy sản lâu đời, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn… Bình Định là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh về biển và kinh tế biển, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia.

Những năm qua, kinh tế biển của tỉnh Bình Định đã có nhiều bước phát triển lớn: Khai thác thủy hải sản tăng cao liên tục trong nhiều năm cả về số lượng lẫn chất lượng; việc đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá được chú trọng, cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu được đầu tư ngày càng hiện đại; đời sống người dân các xã ven biển tăng lên đáng kể.

5 năm qua, Tỉnh ủy Bình Định đề ra nhiều chủ trương lớn phát triển kinh tế biển, chỉ đạo các cấp, ngành tập trung nâng cấp, đầu tư mới cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế biển và dịch vụ, du lịch ven biển ở một tầm vóc mới.

So với 5 năm trước, ven biển Bình Định đã có nhiều thay đổi. Dọc chiều dài 134 km đường ven biển, hàng loạt khu công nghiệp, cảng cá, logistics, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đua nhau mọc lên.

Bán đảo Phương Mai thuộc TP Quy Nhơn, từ một vùng đồi cát hoang vu trở thành điểm “nóng” thu hút đầu tư, nhất là sau khi Khu kinh tế Nhơn Hội được điều chỉnh quy hoạch sang trọng tâm là phát triển du lịch biển, dịch vụ, đô thị, công nghiệp và cảng biển.

Bên cạnh các dự án đã đi vào hoạt động, vừa qua, tỉnh Bình Định cấp phép cho 15 dự án đầu tư mới vào Khu kinh tế Nhơn Hội với tổng số vốn hơn 36 nghìn tỷ đồng, gồm: Tổ hợp vui chơi, giải trí Tini Dream; Viện Đào tạo hàng không Bamboo Airways; Nhà máy sản xuất dược phẩm Bidiphar; Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội; Nhà máy điện gió, Nhà máy điện mặt trời QNY…

Hoài Nhơn, đại bản doanh của đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất nước, cũng cho thấy rõ sự chuyển mình.

Được biết, tỉnh đã hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng giúp ngư dân có điều kiện cải hoán, nâng cấp tàu cũ và đóng mới tàu lớn hiện đại vươn khơi xa, bám biển dài ngày, khai thác hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hiện tỉnh có khoảng 750 tổ đội đoàn kết trên biển với khoảng 3.000 tàu đánh bắt xa bờ. Nghiệp đoàn nghề cá tại xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) được thành lập với sự tham gia của khoảng 150 tàu câu cá ngừ đại dương.

Kết quả, trong năm 2020, toàn huyện đánh bắt hơn 61 nghìn tấn hải sản, trong đó có hơn 10 nghìn tấn cá ngừ đại dương. Đội tàu cá của huyện phát triển lên 2.400 chiếc (hơn 80% tham gia khai thác hải sản xa bờ). Tất cả 10 cụm công nghiệp và khu chế biến thủy sản tập trung cơ bản được lấp đầy. Sự phát triển đó giúp địa phương thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Huyện cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện để công bố thành lập thị xã Hoài Nhơn trong thời gian tới.

Trước đây, kinh tế biển của tỉnh thể hiện rõ nhất ở số lượng hơn 7.000 tàu thuyền, trong đó số tàu cá 6.000 chiếc (khoảng 4.000 chiếc đánh bắt xa bờ). Giai đoạn 2015 - 2020, sản lượng khai thác thủy sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 10,8% mỗi năm.

Gần đây, Bình Định được biết đến nhiều với các ngành dịch vụ, du lịch biển và hậu cần nghề cá. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 161 tàu hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá. Các chính sách hỗ trợ ngư dân đã giúp cho việc đánh bắt, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn. Các tuyến giao thông ven biển, hệ thống điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, kết cấu hạ tầng nghề cá và nuôi trồng thủy sản được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Hệ thống cảng biển tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, sản lượng hàng hóa qua cảng vượt mức 10 triệu tấn. Tiềm năng kinh tế biển và vùng ven biển được khai thác hợp lý.

Hiện nay, tỉnh có năm nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với tổng công suất 15.500 tấn, bên cạnh đó là khoảng 500 cơ sở sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản. Hai nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu là Công ty TNHH thực phẩm Mãi Tín và Nhà máy chế biến thủy sản An Hải có công suất dự kiến 10 nghìn tấn/năm, khi đi vào hoạt động sẽ giúp hình thành các chuỗi giá trị thủy sản, nhất là cá ngừ.

Được biết, trong thời gian tới cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại sẽ được đầu tư nâng cấp, có bến chuyên dùng công-ten-nơ; thu hút đầu tư xây dựng cảng Nhơn Hội làm khu bến tổng hợp có cảng chuyên dùng. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.

Bình Định đang nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, khuyến khích phát triển nhà máy đóng tàu vỏ nhựa FRP và từ vật liệu composite, đồng thời nâng cấp, mở rộng hai cảng cá Đề Gi, Tam Quan, bảo đảm các tàu cá có công suất lớn ra vào, neo đậu, tránh trú bão.

H. Anh 

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !