Phát triển nghề nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững

Nếu như năm 2010, sản lượng nuôi biển chỉ đạt hơn 156.000 tấn thì đến năm 2019 đạt gần 598.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Với chiều dài bờ biển 3.260km, Việt Nam có tiềm năng nuôi biển rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài, do vậy nước ta phải nhanh chóng chuyển hướng sang phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích có tiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000 ha (5.000 km2), trong đó vùng bãi triều 153.300 ha; vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha và vùng biển xa bờ gần 167.000 ha, diện tích còn lại là các hình thức nuôi khác. Giai đoạn 2010 - 2019, nuôi biển đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng đã không ngừng tăng.

Cụ thể, tổng diện tích nuôi biển năm 2010 đạt 38.800 ha, đến năm 2019 đạt trên 256.000 ha với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%/năm. Năm 2010, sản lượng nuôi biển chỉ đạt hơn 156.000 tấn, đến năm 2019 đạt gần 598.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm.

Với tốc độ phát triển mạnh, trên cả nước hiện có 51 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản xuất được 509 triệu con mỗi năm. Đối với các đối tượng cua, ghẹ, hiện nay công nghệ sinh sản nhân tạo đã được hoàn thiện và đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho nhiều địa phương đã góp phần vào việc phát triển nuôi cua, ghẹ thương phẩm.

Song cũng còn một số loại hải sản cho giá trị cao vẫn chưa có công nghệ sản xuất giống thương phẩm như tôm hùm, nguồn tôm giống chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tự nhiên và nhập khẩu, không ổn định về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, đem đến rủi ro lớn cho người nuôi.

Mặc dù đã có những bước phát triển, nghề nuôi biển nước ta hiện vẫn còn manh mún, ở quy mô nhỏ lẻ nên chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế tự nhiên vốn có.

Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển còn nhiều hạn chế, dàn trải, thiếu đồng bộ. Việc quản lý và sử dụng các công trình, các dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, nhiều dự án sau khi xây dựng đưa vào hoạt động chưa đạt được theo công suất thiết kế.

Theo thống kê, Việt Nam có trên 1 triệu km2 diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế, trong khi diện tích nuôi biển của nước ta đến nay chưa đạt tới 300.000 ha, mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước (1.140.000 ha theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Như vậy, nuôi biển còn rất nhiều dư địa để phát triển, trong khi đó, hoạt động nuôi biển đến nay vẫn còn manh mún, tự phát, thường xuyên phá vỡ quy hoạch.

Đối với nguồn giống nuôi, Việt Nam cũng chỉ sản xuất được một số giống cá biển với quy mô nhỏ lẻ, nguồn cung chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu qua đường tiểu ngạch với chất lượng bấp bênh. Bên cạnh đó, những khó khăn trong khâu cung cấp thức ăn do các mô hình nuôi truyền thống, sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ cá tươi (cá tạp). Nguồn thức ăn này không mang tính bền vững, gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường và có thể dẫn đến khan hiếm nguồn cá tạp tự nhiên, do nhu cầu lớn dẫn đến khai thác quá mức mà hiệu quả nuôi lại không cao, chi phí phát sinh lớn do giá thành thay đổi theo mùa.

Đặc biệt, nuôi biển tại Việt Nam hiện nay chủ yếu theo quy trình nuôi lồng bè truyền thống gần bờ, hạ tầng nuôi còn nhiều yếu kém, thiếu quy hoạch và chính sách quản lý tốt dẫn đến tình trạng phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức, rõ nhất là suy thoái môi trường.

Một số vùng nuôi hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt và chất thải từ hoạt động nuôi quá lớn, chưa kể những mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi biển và các ngành kinh tế khác như du lịch, vận tải biển,…

Theo đó, để có sự đột phá phát triển nuôi biển trong thời gian tới cần hoàn thiện thể chế chính sách liên quan đến nuôi biển, với việc Chính phủ sớm phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045. Trong phát triển nuôi biển, cần áp dụng tối đa khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn nghề nuôi. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả, nuôi biển cần kết hợp với các ngành kinh tế biển có liên quan như dầu khí, du lịch, điện gió, đóng tàu, tài nguyên và môi trường…để chia sẻ năng lực, hợp tác kỹ thuật, công nghệ để phát triển nuổi biển.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trong phát triển nuôi biển theo hướng bền vững, trở thành một trong những trụ cột chính trong phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới, các cơ quản lý nhà nước, địa phương, các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp như: Tập trung hoàn thiện thể chế chính sách đồng bộ cho phát triển nuôi biển bền vững, tổ chức triển khai thực hiện Luật Thủy sản sửa đổi năm 2017, chính sách giao khu vực biển và các quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người nuôi biển được tiếp cận các công cụ chính sách, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia chuỗi giá trị nuôi biển. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế và chính sách bảo hiểm.

H. Phong

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !