Ninh Thuận: Huyện Ninh Hải phát huy lợi thế kinh tế biển

Với địa hình vừa có núi vừa có biển, nhiều điểm du lịch nổi tiếng; có cảng biển, khu đóng tàu và hoạt động sản xuất muối, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) được coi là địa phương có tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

{keywords}
Ảnh minh họa


Với  58 km chiều dài bờ biển cùng nhiều bãi biển đẹp và có Đầm Nại diện tích trên 800 ha, có Quốc lộ 1A đi qua, kết nối với tuyến đường ven biển, nên Ninh Hải tương đối thuận tiện về giao thông.

Theo đánh giá của UBND huyện Ninh Hải, trong giai đoạn 2016-2020, nhất là trong năm 2020, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ninh Hải đã tập trung khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đưa hoạt động kinh tế biển từng bước phát triển, đóng góp chung vào sự tăng trưởng của huyện theo hướng nhanh và bền vững.

Trong thời gian qua, huyện đã tập trung đầu tư khai thác thế mạnh của địa phương là nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản. Đến nay, toàn huyện có diện tích bình quân hằng năm trên 600 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm thương phẩm 500 ha/năm, đạt sản lượng 2.100 tấn/năm; diện tích nuôi cá, cua, ốc hương, hàu… trên 100 ha, sản lượng trên 500 tấn/năm.

Về sản xuất giống thủy sản, địa phương đang tập trung đầu tư và có hướng phát triển mạnh với 316 cơ sở sản xuất, sản lượng bình quân 19,6 tỷ post/năm. Riêng trong năm 2020, sản lượng tôm giống đạt 27,2 tỷ post/6,5 tỷ post, đạt 418,46% kế hoạch năm, tăng 36% so với cùng kỳ.

Đối với lĩnh vực khai thác hải sản, theo thống kê trên toàn huyện năng lực tàu thuyền hiện có 834 chiếc/132.590 CV, công suất bình quân 158,98 CV/chiếc, so với năm 2016 giảm 190 chiếc, nhưng công suất lại tăng 69.627 CV, sản lượng hải sản khai thác đạt 25.065 tấn/năm.

Đến nay, ngư dân trong huyện đã đầu tư đóng mới và hạ thủy 13 tàu thuyền theo Nghị định 67, 89 và 17 của Chính phủ.

Lĩnh vực dịch vụ, du lịch có bước phát triển đáng kể, gắn với khai thác lợi thế kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Đến nay, huyện đã quy hoạch phát triển không gian du lịch theo vùng, với các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm và du lịch tâm linh tại các điểm như: Thiền viện Trúc lâm viên ngộ, Chùa Trùng Sơn, Kim Sơn hay du lịch gắn với nông nghiệp: vườn nho, măng tây xanh ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, Xuân Hải...

Để đạt được kết quả trên, huyện tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, hỗ trợ hướng dẫn, công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Trong 5 năm qua các dự án du lịch đã đầu tư vào huyện trên 40 triệu USD, như: Khách sạn Sài Gòn - Ninh Chữ, Sunrise, khu đón tiếp dịch vụ du lịch Vĩnh Hy; khu du lịch sinh thái Bãi Rùa đẻ Thái An; Trung tâm Du lịch Sinh thái Vườn Quốc gia Núi Chúa; riêng khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa giai đoạn I, được đầu tư với số vốn 33,5 triệu USD, đạt tiêu chuẩn 5, đây cũng là điểm nhấn du lịch ven biển của tỉnh ...

Trong thời gian tới, để đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, trong đó trọng tâm là khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, Ninh Hải tiếp tục đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt của huyện và tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh; khai thác các nguồn vốn của doanh nghiệp, huy động vốn trong Nhân dân để đầu tư phát triển kinh tế biển.

Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu, nâng cao thương hiệu du lịch của huyện nhất là các địa danh: Ninh Chữ, Vĩnh Hy…

Trên cơ sở đó, hình thành các loại hình du lịch đặc thù, độc đáo, tạo điểm nhấn riêng biệt của huyện, gắn với phát triển kinh tế, phát triển sản xuất; kết nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh để Ninh Hải trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Song song đó, huyện cũng tập trung đầu tư để phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững. Đề ra các giải pháp: Quy hoạch và tổ chức sản xuất lại vùng sản xuất tôm giống Nhơn Hải; khai thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Từng bước chuyển dịch nghề nuôi trồng theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi trên biển; phát triển thủy sản gắn với phát triển du lịch và phát triển công nghiệp ven biển gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên biển.

Ngô Huyền

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !