Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân ra khơi, bám biển

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương cùng ngư dân ra khơi bám biển, đảo… lực lượng cảnh sát biển đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ bà con.

Vào ngày 26/9, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 (CSB 4) và Bệnh viện Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh) đã ký kết Chương trình phối hợp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng khu vực biên giới biển, hải đảo giai đoạn 2020-2025 (Chương trình “Chung tay vì sức khỏe ngư dân”).

Đây là chương trình đầu tiên mà BTL Vùng CSB 4 triển khai thực hiện và là một nội dung hoạt động của kế hoạch “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” hằng năm. Việc ký kết chương trình hoạt động là sự tiếp nối những thành công trong công tác phối hợp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ngư dân các vùng biên giới, hải đảo của BTL Vùng CSB 4 và Bệnh viện Hùng Vương.

Trong buổi ký kết, hai đơn vị đã thống nhất, mỗi năm sẽ phối hợp tổ chức 2 đợt tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho ngư dân và cộng đồng dân cư khu vực biên giới biển, hải đảo.

Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương sẽ chịu trách nhiệm phổ biến, hỗ trợ từ xa về chuyên môn y tế, nhất là các kiến thức mới và trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại để góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ của BTL Vùng CSB 4.

Lực lượng cảnh sát biển sẽ đảm nhiệm vai trò tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, các phương pháp sơ, cấp cứu người bị nạn, cứu nạn… Qua đó, khơi dậy lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương, đề cao trách nhiệm công dân trong công tác chăm lo, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng toàn xã hội.

Ngay sau buổi ký kết, Tổ quân y BTL Vùng CSB 4 cùng đoàn y, bác sĩ của Bệnh viện Hùng Vương đã khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 200 người dân; tư vấn, hỗ trợ thuốc đặc trị cho từng trường hợp cụ thể; tặng 15 phiếu mổ mắt cho các gia đình chính sách và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tân Thạnh và xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

{keywords}
Ảnh minh họa

Cũng chung hoạt động này, trước đó một ngày vào chiều 25/9, tại tỉnh Cà Mau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “CSB đồng hành với ngư dân”.

Theo Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Phó chính ủy Bộ tư lệnh CSB, chương trình “CSB đồng hành với ngư dân” nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhân dân trên cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Cà Mau  nói riêng và lực lượng cảnh sát biển trong xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn biển đảo của Tổ quốc, góp phần tạo nền tảng để Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Chương trình cũng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con ngư dân để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tình hình an ninh biển đảo, về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; chấp hành và thực hiện nghiêm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các chính sách, pháp luật của Việt Nam về biển, đảo.

Do đó, yêu cầu đặt ra công tác phối hợp phải đảm bảo chặt chẽ, thường xuyên, tránh hình thức; các nội dung phối hợp phải phù hợp với thực tế, thiết thực và hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đánh gia cao ý nghĩa mà chương trình mang lại, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau cho biết, mô hình dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” mà lực lượng CSB phối hợp với các địa phương từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau để tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả thời gian qua; góp phần tích cực vào bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc; để ngư dân yên tâm ra khơi bám biển, để người dân yên tâm giữ đảo; thực hiện tốt phương châm “Mỗi con tàu là một cột mốc, mỗi người dân là một chiến sĩ giữ biển”.

 Với đặc thù nhiệm vụ có địa bàn hoạt động trên địa bàn vùng biển trải dài từ cửa sông Bắc Luân (Quảng Ninh) đến cửa biển Hà Tiên (Kiên Giang), nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, yêu cầu đòi hỏi cao, với nhiều khó khăn, thách thức đối với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. 

Đặc biệt đặt trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển hết sức phức tạp; hoạt động của các loại tội phạm trên các vùng biển Việt Nam có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, cường độ, tính chất,  để hoàn thành tốt vai trò là lực lượng chuyên trách làm nòng cốt trong thực thi pháp luật trên biển, cùng với triển khai toàn diện các mặt công tác nghiệp vụ, CSB Việt Nam đã tích cực làm công tác dân vận, phát huy chức năng “đội quân công tác”; trong đó có việc triển khai thực hiện Chương trình “CSB đồng hành với ngư dân” từ năm 2017 đến nay.

H. Anh 

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !