Chùa Thái Ân và câu chuyện về sư thầy có những đứa con tên Tâm bị bỏ rơi

Sư thầy Thích Đàm Thảo, Trụ trì chùa Thái Ân vừa là thầy, vừa là mẹ của 6 đứa trẻ bị bỏ lại nơi cửa chùa. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngôi chùa này nhiều năm nay chưa bao giờ ngớt những tiếng cười đùa của trẻ nhỏ.

Nơi cưu mang của những đứa trẻ bất hạnh

Chùa Thái Ân nằm bên cánh đồng, cuối con đường ngoằn ngoèo ở thôn Bùi Xá, xã Tam Hưng, Huyện Thanh Oai, Hà Nội. Ngôi chùa nhỏ ít người biết nhưng gần chục năm nay lại là nơi cưu mang nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi. 

Chùa Thái Ân là nơi cưu mang của những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi.

Năm 2006, khi về nhận làm Trụ trì chùa Thái Ân, sư thầy Thích Đàm Thảo mới 21 tuổi. Ngôi chùa được công nhận là di tích cấp thành phố nhưng đã xuống cấp rất nhiều. Các bức tường đã rạn nứt, thầy Thảo lo sợ ngôi chùa có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Mới đây, phía gian Tam bảo, một bức tường bị đổ sập, mái ngói xô lệch, mỗi lần trời mưa nước hắt dột tứ tung. Sau đó, cùng với sự hỗ trợ của dân làng, thầy Thảo mới góp đủ tiền dựng tạm một mái tôn lợp trùm lên mái ngói của chùa để tránh mưa, nắng.

Chùa Thái Ân chỉ có duy nhất một mình sư thầy Thích Đàm Thảo chăm lo, quản lý. Ngôi chùa bé nhỏ tuy nằm ngoài cánh đồng cuối thôn Bùi Xá này ít người thăm viếng. Thế nhưng, lúc nào cũng rộn ràng những tiếng nô đùa của trẻ nhỏ.

Các cháu nhỏ bị bỏ lại nơi cửa chùa được sư thầy Thích Đàm Thảo nuôi dưỡng nhiều năm nay.

Bồi hồi nhớ lại, sư thầy kể: Vào một ngày của năm 2009, khi trời vẫn còn chưa sáng thì thầy Thảo phát hiện ra một cháu bé chỉ tầm hơn 1 tuổi bị bỏ lại ở sân chùa. Khi ấy sư thầy chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu người ta đã bỏ lại thì chùa sẽ nhận nuôi, đó cũng là lần đầu tiên thầy Thảo phải làm vai trò của người mẹ với biết bao nỗi lo toan, từ chăm bẵm, bế bồng, lại lo bỉm sữa, nhất là khi con ốm đau.

“Có những đêm cháu vì nhớ bố mẹ, trong mơ cháu vẫn thường kêu lên “mẹ ơi, mẹ đâu rồi!” khiến lòng thầy xót xa, cùng đau với nỗi đau của con. Thật may mắn là sau đó một thời gian ngắn, bố mẹ của cháu cũng đã đến để xin nhận lại cháu” – Sư Thầy Thích Đàm Thảo chia sẻ.

Tài sản lớn nhất, quý giá nhất là những đứa trẻ mà sư thầy luôn hết lòng yêu thương.

Biết được sư thầy Thích Đàm Thảo có tấm lòng Bồ Tát, cưu mang, nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi nên sau đó có rất nhiều đứa trẻ vừa mới lọt lòng được đem đến để ở cửa chùa. Những đứa trẻ còn quá nhỏ nên chưa cảm nhận được sự đau đớn, mất mát khi rời xa vòng tay của cha mẹ. Nhưng bù lại, tình yêu thương ấm áp của thầy Thảo khiến các con như có được tình yêu của cha mẹ mà chúng vốn đã bị thiếu thốn. Bỏ qua những khó khăn chồng chất, sư thầy vẫn hết lòng yêu thương, che chở, ngày ngày chăm lo cho những đứa trẻ thiệt thòi.

Những đứa trẻ bất hạnh khi không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, đủ đầy bên cha mẹ nhưng lại có được tình yêu thương vô bờ của sư thầy Thích Đàm Thảo.

Trong suốt 5 năm trời, từ 2009 đến 2013, sư thầy luôn phải làm việc quần quật để lo cho các con.

Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng thầy vẫn nhận thêm. Thời gian đó là thời gian khó khăn nhất của sư thầy. May sao, đúng lúc dân làng biết được tấm lòng và hoàn cảnh của thầy nên đã cùng chung tay cùng thầy vượt qua khó khăn, nhất là từ khi dân làng quyết định đưa thông tin về thầy cùng chùa Thái Ân lên mạng xã hội, cũng từ đó chùa Thái Ân bắt đầu nhận được sự quan tâm, chia sẻ của những tấm lòng gần cũng có, xa cũng có.

Sư thầy Thảo tâm sự, trước khi về nhận trụ trì ngôi chùa này thì nhà chùa chưa nhận nuôi một đứa trẻ nào, cũng không có ai đem bỏ con ở chùa cả.

Ở Tam Hưng có 7 ngôi chùa thì chỉ duy nhất chùa Thái Ân là có trẻ bị đem đến bỏ lại, mặc dù chùa Thái Ân ở sâu trong thôn, nằm tận cuối đường. Tuy nhiên, theo sư thầy Thích Đàm Thảo chia sẻ, khi các con đến với chùa thì đó cũng như là một cái duyên. Cả chùa chỉ có một mình sư thầy nên tất cả mọi việc từ chăm con đến lo việc chùa đều chỉ do một tay sư thầy chu toàn.

Và những đứa con tên "Tâm"

Sư thầy cho biết, việc chăm sóc các con vô cùng khó khăn, vất vả. Không như những ngôi chùa khác, chùa Thái Ân chỉ có nguồn tài chính duy nhất là 8 sào ruộng và 3 sào rau được xã cấp.

Trong mấy năm đầu về làm trụ trì tại chùa, một mình sư thầy phải làm quần quật để nuôi nấng các con và trả nợ. Vì khi nuôi các con thầy phải nợ rất nhiều, chủ yếu là tiền bỉm sữa khi các con còn nhỏ. Cũng may, nhiều gia đình biết chuyện của thầy nên họ đều giúp đỡ bằng cách bán chịu. Khi các con đến tuổi đi học mẫu giáo, gánh nặng lại đè lên đôi vai của sư thầy vì phải lo tiền học cho các con.

Những đứa con mà thầy Thảo nhận đều có chữ "Tâm" trong tên của mình. Lần lượt từ trái sang phải là Tâm Phúc, Tịnh Tâm, Tâm Đức, cả ba cháu đều cùng 4 tuổi, bị bỏ lại chùa từ năm 2013.

Một gia đình bình thường nuôi 2 người đứa con nhiều lúc cũng phải quay như chong chóng nhưng thầy một tay nuôi nấng cả 7 đứa con lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn thật sự là phi thường. Các con dường như cũng thấu hiểu được tấm lòng và sự vất vả của sư thầy nên tất cả đều rất ngoan và nghe lời thầy.

Được biết, các con đều đã đến tuổi học mẫu giáo và tiểu học nên thầy đều đặt cho các con mang tên “Tâm”, với mong muốn các con lớn khôn, trưởng thành và luôn có một cái tâm hướng thiện, trong sáng.

Thầy Thảo chia sẻ, trong số những đứa trẻ ở với mình, thầy có kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tâm Phúc. Khi bé Tâm Phúc được sư thầy Đàm Thảo phát hiện bị bỏ rơi thì con đã ở vào trạng thái rất nguy kịch. Bé tím tái, sức khỏe yếu ớt. Bên cạnh bé là tờ giấy viết vội vàng với mấy dòng chữ: “Thầy ơi! Con sinh viên năm thứ nhất, vì điều kiện con không có khả năng nuôi. Xin thầy giúp con. Cháu sinh ngày 9/6 âm lịch”.

Bé Tâm Phúc ngày nào giờ đã lớn khôn, khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi hơn.

“Khi ấy, Tâm Phúc chỉ có 1,6kg, cháu rất yếu và mọi người đều nghĩ rằng cháu sẽ không qua khỏi. Trong suốt 2 năm ròng, cháu phải nằm ở viện nhiều hơn ở nhà, lúc ấy thầy cũng chỉ biết tụng kinh niệm phật để cầu cho cháu qua khỏi. Và như một phép màu, sau 2 năm chăm sóc tận tình, giờ đây Tâm Phúc rất khỏe mạnh, thông minh và là đứa trẻ lanh lợi nhất trong 3 đứa còn lại ở chùa” – sư thầy cho biết thêm.

Cũng theo sư thầy, chùa đã giải quyết được 2 trường hợp đưa các con về với gia đình. “Ngày thường, các con ở nhà học với bố mẹ nhưng cuối tuần là lại trở về chùa với thầy. Mỗi lần đến đây thì thầy cũng chỉ kèm cặp, rèn viết chữ. Hiện còn 3 con ở lại với thầy đều đang học mẫu giáo, các cháu thực sự rất ngoan ngoãn, tự lập.

Các con đều lớn khôn, ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn do được thầy chỉ dạy cẩn thận từng bước.

Ngoài 7 đứa trẻ bị bỏ rơi, cũng đã có nhiều trường hợp người trẻ mang con đến gửi lại chùa. Những lần đó, sư thầy cũng đã khuyên giải để họ hiểu được nỗi đau của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Sau khi nghe thầy nói, họ đều hiểu và mang con trở về. Tuy rằng, các con ở chùa rất chăm chỉ, ngoan ngoãn, phát triển tốt nhưng sư thầy vẫn hi vọng một ngày nào đó các con sẽ được trở về với bố mẹ đẻ của mình. Chỉ khi đó, các con mới thực sự có được cuộc sống hạnh phúc, một gia đình thực sự mà các con đáng được có.

Mỗi đứa con đến nơi cửa chùa đều như một cái duyên.

Sư thầy Thích Đàm Thảo nói rằng, có rất nhiều người tìm đến chùa muốn nhận các cháu làm con nuôi. Tuy nhiên, sư thầy đã từ chối. “Khi các con đến với cửa chùa thì nó như một cái duyên đối với ngôi chùa này. Dù cuộc sống của thầy và các con còn nhiều vất vả, thiếu thốn, dù phải rau cháo qua ngày thầy vẫn chờ đợi một ngày nào đó bố mẹ các cháu sẽ tìm về chùa, nhận lại đứa con bị bỏ rơi. Đó là mong muốn lớn nhất của thầy khi nuôi nấng các con”.

Tuy bắt đầu nhận được sự quan tâm của những tấm lòng hảo tâm nhưng chùa Thái Ân vẫn là một ngôi chùa khó khăn, hoàn toàn không có nguồn kinh phí nào khác ngoài 8 sào ruộng. Thầy Thích Đàm Thảo vẫn mong muốn nhận được sự quan tâm của các mạnh thường quân để có thể chăm lo cho các con có được cuộc sống tốt hơn.

Mọi tấm lòng hảo tâm xin được gửi về chùa Thái Ân, thôn Bùi Xá, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Số tài khoản 2204205143343, ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thanh Oai, Hà Nội. Chủ tài khoản Thích Đàm Thảo. Số điện thoại 01672789246.

Huy Phạm

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.