Chữ cổ của người Khmer trên lá buông

Lá buông dùng để viết chữ cổ của người Khmer Nam Bộ- sau đá, vỏ cây và trước giấy.
Cây buông có hình dáng giống cây cọ, cây thốt nốt, được tìm thấy ở một số vùng thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ Việt Nam. Lá buông có độ bền cao, để lâu không mục, không bị mối mọt ăn nên dù trải qua nhiều thế kỷ mà những kinh Phật, hay tài liệu cổ được ghi trên lá buông vẫn còn được lưu giữ và còn nguyên giá trị. Người Khmer gọi sách lá buông là “sa tra”.

Chữ cổ của người Khmer trên lá buông - ảnh 1
Một “quyển” sách lá buông. Ảnh: Internet

Sách lá buông hay sách “sa tra”, được lưu giữ ở các chùa Khmer dùng ghi chép lại kinh Phật, bộ Tam Tạng kinh hay truyện Ramayana, truyện Catêlok (rút ra bài học ở đời), truyện kể dân gian, tục ngữ, thành ngữ, câu đối đặc biệt...

Sách ghi chép để lưu giữ tại các chùa cho sư sãi thuyết pháp vào các lễ hội định kỳ trong năm theo tín ngưỡng dân gian, với các nghi thức của Bà la môn giáo và Phật giáo Nam tông như lễ Bonchoôs Seinia (kiết giới), lễ Phật đản, Ka thinh (dâng y cà sa), lễ cúng trăng hay Sel Dolta, Chol Chnam Thmay... và cúng Kỳ yên phum sóc, mừng cơm mới.

Ông Thạch Tư là một trong số ít nghệ nhân còn viết được chữ trên lá buông ở Trà Vinh cho biết, viết chữ lá buông rất công phu. Đầu tiên người ta tìm chọn những búp lá buông non, đều, to bản, rồi cột lại, không cho phát triển hay xòe ra tiếp xúc với ánh sáng để giấy lá non, mềm giữ được màu trắng ngà.

Cột khoảng 2- 3 tháng thì chặt búp mang về, dùng miếng ván gỗ có kích thước 6cm x 60cm kẹp vào xấp lá rồi cắt theo cỡ tấm ván, sau đó đem phơi khô, dùng que sắt có mũi nhọn viết chữ lên lá. Mỗi lá kinh chỉ ghi được 5 hàng (người giỏi chữ viết mỗi ngày cũng chỉ được một lá).

Viết xong, lấy lọ nồi pha với dầu trong, hoặc nước trái cau non chà lên, lau sạch thì chữ sẽ hiện rõ và càng để lâu, mặt lá càng bóng, chữ viết càng lấp lánh. Kinh lá phải luôn giữ nơi thoáng, ráo, bọc trong vải cẩn thận.

Hiện nay, trong các ngôi chùa hoặc bảo tàng văn hóa Khmer ở ĐBSCL đều lưu giữ và trưng bày sách lá buông để lưu truyền cho con cháu về bề dày văn hóa của dân tộc mình.

Tại Hội nghị khoa học về văn hóa người Khmer Nam Bộ do Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH- TT và DL) tổ chức tại Cần Thơ vào năm 1981, các nhà khoa học đã thống nhất kết luận chữ viết của người Khmer Nam Bộ ra đời vào đầu thế kỷ thứ II. Lúc đầu, người Khmer viết chữ trên đá, sau đó viết trên vỏ cây và sau nữa là biết dùng lá buông làm phương tiện viết chữ.

Nguồn: Báo Vĩnh Long

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !