Chọn trường vào lớp 1: Hết thời 'giáo dục đồng phục', phụ huynh đừng ám ảnh với tiêu chí trường hot!

Đến hẹn lại lên, một mùa tuyển sinh lớp 1 lại bắt đầu với nhiều băn khoăn, lo lắng của phụ huynh khi chọn trường cho con.

Trao đổi với Infonet về những băn khoăn của phụ huynh liên quan đến vấn đề chọn trường cho con vào lớp 1, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Ðại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Hiện nay, môi trường học tập không còn gói gọn trong 4 bức tường của nhà trường nên không phải cứ chọn trường hot là lập tức con mình sẽ trở thành đứa trẻ giỏi giang.

Với hình thức dạy học tích hợp hướng đến từng đối tượng người học thì những đứa trẻ đều công bằng với nhau về mặt kiến thức. Hơn nữa, học sinh đều có thể tiếp cận được kiến thức bằng thiết bị máy tính, tiếp cận tri thức một cách đa diện, nhiều chiều, nhiều thông tin... Cái quan trọng là học sinh được truyền cảm hứng bởi ai.

Trường học đó có thể hoành tráng nhưng chưa chắc người thầy đó đã truyền cảm hứng được cho đứa trẻ, vì thế chọn trường cho con cũng cần xem người tương lai có thể trở thành giáo viên của con thế nào”.

{keywords}
Phụ huynh mua hồ sơ đăng ký vào lớp 1 cho con.

PGS.TS Trần Thành Nam lấy ví dụ những em đi du học nước ngoài chọn trường top, trường "đỉnh" có thể rất oách nhưng chính sách chăm sóc sinh viên của những trường đó chưa chắc tốt vì nó chỉ đầu tư hoạt động làm tăng sự hiện diện, tăng thương hiệu trong khi trường chung chung phải đầu tư chăm sóc cho từng người học một như cách thức để cạnh tranh.

Hơn thế, xu hướng giáo dục hiện nay không phải “giáo dục đồng phục” mà giáo dục cá nhân hóa đi vào từng người nên trường nào cũng có cơ hội thành trường tốt. Điều quan trọng là trường đó phù hợp với con.

“Tôi cho rằng phụ huynh không nên quá ám ảnh với tiêu chí bề ngoài, tiêu chí trường hot vì cho dù có hot nhưng nó phải phù hợp với đứa trẻ. Tất nhiên cũng cần cân nhắc triết lý giáo dục của nhà trường nhưng không hẳn một trường bình thường, ở lớp bình thường không có triết lý giáo dục đó.

Việc phụ huynh tranh nhau mua hồ sơ, thậm chí xếp hàng xuyên đêm mua hồ sơ cho con vào lớp 1 là do tâm lý của nhiều phụ huynh nghĩ rằng cái gì càng khan hiếm càng giành bằng được. Nó giống như mình mua hàng hiệu, hàng độc bản, tâm lý đám đông bị kích thích do cảm giác sự khan hiếm nhưng bản chất không phải thế.

Tôi nghĩ rằng trường tốt nhất phải là trường phát huy tốt nhất tất cả năng lực của đứa trẻ, để đứa trẻ tự tin dù nó không có điểm mạnh, để đứa trẻ thấy hạnh phúc trong môi trường đó”, PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Cùng chung suy nghĩ trên, chị Nguyễn An Nhiên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng không cứ trường hot là con sẽ giỏi, con sẽ thành danh.

“Cốt lõi là ở sự nỗ lực của mỗi đứa trẻ cũng như tình yêu thương, quan tâm chăm sóc của gia đình trên mỗi chặng đường mà con sẽ đi qua.

Có 2 con nhưng tôi cũng chưa từng xếp hàng mua hồ sơ cho con học, con tôi học ở trường công, lớp học rất bình thường nhưng tôi luôn biết khả năng của con mình đến đâu, từ đó tìm môi trường phù hợp với khả năng để con phát triển được thế mạnh và kể cả điểm yếu thì con cũng không bị tự ti.

Nhờ việc luôn đồng hành và yêu thương các con mà hiện nay tôi rất tự hào vì con mình thả ra cũng sẽ không giống những chú gà công nghiệp.

Mới lớp 6 nhưng hai chị em tự đi học ở trường học gần nhà, bố mẹ về muộn có thể chủ động lo việc ăn uống, đến giờ tự ngồi vào bàn học, gặp sự cố biết cách nhờ những người xung quanh giúp đỡ.... Với một đứa trẻ thế là đủ chứ kỳ vọng nhiều lại khiến các con áp lực”, chị An Nhiên nói.

Trước đó, dân mạng truyền tay nhau hình ảnh hàng dài phụ huynh đứng trước cổng trường Marie Curie (Hà Nội) để mua hồ sơ đăng ký cho con vào lớp 1.

Năm nay trường Marie Curie chỉ phát hành 360 hồ sơ với 180 chỉ tiêu nên ngay từ 0h đêm đã có hàng trăm phụ huynh đứng xếp hàng đợi mua hồ sơ vào học. Cũng có rất nhiều phụ huynh dù đến rất sớm cũng không mua được hồ sơ đăng ký học cho con.
Trắng đêm mua hồ sơ tuyển sinh lớp 1 trường tiếng tăm, phụ huynh coi chừng đẩy con vào 'nỗi khổ'!

Trắng đêm mua hồ sơ tuyển sinh lớp 1 trường tiếng tăm, phụ huynh coi chừng đẩy con vào 'nỗi khổ'!

Những ngày qua dân mạng truyền tay nhau hình ảnh hàng dài phụ huynh đứng trước cổng trường Marie Curie (Hà Nội) để mua hồ sơ đăng ký cho con vào lớp 1.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !