Chính thức cấp “Giấy khai sinh” cho giống cây dừa sáp, đặc sản của Trà Vinh

Ngày 23/12/2021, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật quy trình nhân giống dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi hữu tính.  

Quy trình nhân giống dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi hữu tính là đề tài do nhóm tác giả là giảng viên của trường Đại học Trà Vinh nghiên cứu thành công.

Quy trình này được xây dựng trên cơ sở từ các kết quả nghiên cứu khoa học của Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô”.

{keywords}
Tại Việt Nam, hiện dừa sáp chỉ được trồng ở tỉnh Trà Vinh. Đặc trưng của dừa này là cùi rất dày và gần như không có nước.

Kỹ thuật nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính phục vụ sản xuất cây giống dừa sáp với quy mô công nghiệp. Kỹ thuật yêu cầu cần lựa chọn trái dừa đủ tuổi để lấy phôi, tách, khử trùng phôi và cấy vào môi trường tạo chồi; sau đó tách màng bao chồi mầm và cấy phôi vào môi trường tạo rễ. Cây con được chăm sóc ngoài vườn ươm theo tiêu chuẩn cây giống. Tỷ lệ nhân giống thành công khi áp dụng quy trình khoảng 63% (63 cây xuất vườn/100 phôi đưa vào môi trường tạo chồi), thời gian từ đưa phôi dừa vào môi trường tạo chồi đến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn từ 12 tháng đến 14 tháng. Quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp chia thành 4 giai đoạn.

Dừa sáp có tên tiếng anh là Macapuno. Đây là một giống dừa tự nhiên có sự phát triển bất thường của nội nhũ. Phần thịt của nó giống như thạch mềm, lấp đầy gần như toàn bộ khoang dừa. Dừa sáp có rất ít hoặc không có nước dừa. 

Dừa sáp rất khác với các loại dừa thông thường khác. Phần cơm dừa dính mềm thường được sử dụng như món tráng miệng ngọt, hương vị kem và như một thành phần cho đồ ngọt và bánh.

Điều đặc biệt là không phải ở đâu cũng có thể trồng được loại dừa này. Riêng ở Việt Nam chỉ có ở Trà Vinh mới trồng được loại dừa này. Quả dừa sáp là đặc sản của huyện Cầu Kè, Trà Vinh. Người dân ở đây cho biết, dừa sáp trồng 3-4 năm sẽ cho quả.

Đặc biệt là loại dừa này sẽ ra bông và kết trái như những giống dừa khác, nhưng mỗi buồng của nó chỉ có vài trái đúng nghĩa dừa sáp. Điều này làm cho dừa này trở nên khó trồng và số lượng trồng ra hàng năm rất thấp.

Dừa sáp được ưa chuộng không chỉ vì vị ngon của chúng mà là còn vì hàm lượng dưỡng chất có trong nó rất cao. Giúp bổ xung các chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.

Mấy năm gần đây, dừa sáp nổi lên như một loại nông sản độc lạ, giá cao chót vót, gấp hàng chục lần dừa thường.

Một trái dừa sáp hiện nay được bán với giá khoảng 150.000 đồng, có nơi có nơi còn lên đến 300.000 đồng. Trong khi giá của một trái dừa thường chỉ dao động từ 10.00 - 25.000 đồng/trái.

Không chỉ quả, giá cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi cũng rất đắt khi được bán lên tới 900.000 đồng/cây. Trong khi đó, các giống dừa phổ thông chất lượng cao hiện nay bán chỉ 50.000 – 60.000 đồng/cây.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !