Chia sẻ với nỗi đau da cam

Tỉnh Gia Lai hiện có 12.460 người bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin, với 6.917 người nhiễm trực tiếp, 5.347 người bị nhiễm gián tiếp, trong số này có đến 4.876 nạn nhân là trẻ em. Nhiều nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba mang di chứng chất độc quái ác

Cách đây hơn 20 năm, vợ chồng anh Cân, chị Yat (làng Pirơm, thị trấn Ðác Ðoa, huyện Ðác Ðoa) ngập tràn hạnh phúc chào đón đứa con đầu lòng. Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi buồn đã ập đến khi bé con sinh ra không bình thường như bao đứa trẻ khác. Ðến cháu thứ hai, rồi thứ ba đều mang trên mình những dị tật. Nhìn những đứa trẻ khác trạc tuổi con mình hằng ngày cắp sách đến trường, vợ chồng anh Cân quặn lòng rơi nước mắt. Thật đắng lòng khi những đứa con của anh chị không đủ sức khỏe và khả năng đến trường.
Cháu Hôm là con trai đầu lòng giờ đã 20 tuổi, nhưng chẳng khác nào đứa trẻ lên ba, người còm cõi, teo tóp, gương mặt vô hồn, không nói được, chỉ nằm bất động... Người bạn duy nhất của Hôm là chiếc ra-đi-ô. Him là con trai thứ, đã 17 tuổi, bị mù bẩm sinh, nên suốt ngày chỉ loanh quanh đi lại trong nhà. Yâm cũng chẳng khá hơn hai anh, bị di chứng bệnh tâm lý. Ðến tuổi đi học, gia đình đưa Yâm đến trường, nhưng em không thể nhớ được những gì cô giáo dạy. Mỗi lần cô giáo gọi tên là Yâm sợ vã mồ hôi. Một năm, hai năm rồi ba năm... Yâm vẫn còn ở lớp 1. Cuối cùng cô giáo đành lắc đầu trả lại cho gia đình. Chị Yat nói trong nước mắt: "Sinh con ra bị tật nguyền, vợ chồng tôi buồn lắm! Tủi lắm!".

Do ảnh hưởng của di chứng chất độc da cam/đi-ô-xin, bốn người con của hai gia đình cựu du kích ở buôn K’răi, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa đang sống trong cảnh chết dở, sống dở với bệnh tâm thần. Ðó là gia đình ông Ksor Ngôt và ông Ksor Dot. Những đứa con của hai ông, bình thường vẫn là người hiền lành, nhưng mỗi khi lên cơn thì đập phá lung tung. "Bốn năm nay, không đêm nào tôi được yên giấc - ông Ksor Ngôt kể. Nhà có ba đứa con, hai cô con gái đã lấy chồng sớm, còn thằng út là niềm hy vọng. Nó cao to, đẹp trai đã học tới lớp 11, mà học giỏi, được thưởng học bổng với một cái xe đạp. Ðang yên lành, học kỳ I năm đó, thầy Hiệu trưởng gọi Ngôt lên bảo nó bị điên. Bắt đầu nó phá nhà mình, rồi lại đi phá nhà người. Mà phá nhà người ta, theo lệ làng phải bồi thường bằng trâu, bằng bò. Kiệt sức rồi, không còn cách nào khác, phải giữ nó lại trong nhà".

Ksor Ngôt tham gia du kích xã từ năm 1967, cho đến khi giải phóng. Tám năm ở căn cứ H37, ông là Tiểu đội trưởng, chỉ huy 10 du kích làm nhiệm vụ vừa đánh địch vừa sản xuất lương thực tiếp tế cho bộ đội. Rẫy mì nơi tiểu đội ông sản xuất là một trong những nơi bị địch rải chất độc hóa học nhiều nhất và đó là nguyên nhân chính dẫn đến thảm cảnh cho gia đình ông hôm nay. "Nhà kiệt quệ vì tiền bạc đền cho người ta hết rồi. Chỉ còn một con bò dành lại đó, lỡ mình chết thì có cái cúng ma thôi!"- Ksor Ngôt nghẹn ngào nói...

Cách đây hai năm Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin huyện Chư Sê triển khai mô hình nuôi nhím. Từ nguồn kinh phí vận động được, Hội hỗ trợ sáu gia đình nạn nhân da cam khó khăn mỗi hộ một cặp nhím giống, giá từ 18 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Một trong sáu cặp nhím giống đã đẻ được nhím con. Nhím thịt hiện có giá từ 500.000 đồng/kg trở lên. Ông Lê Tấn Dũng, ở thôn Bầu Yut, thị trấn Chư Sê là một trong sáu hộ gia đình nạn nhân được hỗ trợ từ chương trình này cho biết: Vợ chồng mình sinh được tám người con thì ba đứa "vô tri, vô giác". Một đứa vì bị nhiễm chất độc nặng, chân tay teo dần, sống được 16 năm, vừa mất. Bảy đứa còn lại, hai đứa sống thực vật, nên vợ chồng quanh năm lao động vất vả mà vẫn thiếu trước, hụt sau.
Ðược Hội quan tâm hỗ trợ, gia đình mình rất mừng. Hằng ngày, vợ chồng mình vừa chăm sóc hai con bị bệnh vừa có thể nuôi được nhím. Nuôi nhím rất dễ, từ quả ổi, hạt mít cho đến bắp, bầu bí, rau, cỏ... thứ gì nhím cũng ăn.

Huyện Chư Sê hiện có hơn 1.000 đối tượng bị phơi nhiễm da cam/đi-ô-xin, 61 hộ có từ hai đến bốn nạn nhân. Ðó là những người tham gia kháng chiến (208 người), nạn nhân là dân thường 259 người; nạn nhân là thế hệ thứ ba (cháu nội, ngoại) 81 người; nạn nhân bị dị dạng, dị tật, mắc bệnh hiểm nghèo, không tự sinh hoạt được, phải có người chăm sóc thường xuyên là 240 người.
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin huyện Chư Sê Nguyễn Xuân Thủy cho biết: Từ năm 2006 đến nay, các cấp Hội đã kêu gọi, vận động quyên góp ủng hộ Quỹ "Chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin" của huyện gần 851 triệu đồng. Nhờ số tiền này, Hội đã xây dựng nhà tình nghĩa, tổ chức thăm, tặng quà nhân các ngày lễ, Tết, hỗ trợ  mua nhím giống giúp nạn nhân chất độc da cam làm ăn  và khắc phục hậu quả bão lụt

Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin tỉnh Gia Lai H’Nghia cho biết: Hiện 17 huyện, thị xã, thành phố và 10 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành lập được Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, thu hút 3.000 hội viên tham gia. Năm năm qua, ngoài chế độ chính sách của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Gia Lai đã quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin ở Gia Lai hơn một tỷ 600 triệu đồng. 

BT - Theo Nhandan

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !