Chàng trai rời Canada lên rừng ở nhà gỗ, sáng làm nhiếp ảnh, chiều làm nhân viên dọn phòng

Hai công việc đều là niềm đam mê của chàng trai miền Tây, đồng thời đem đến cho anh nguồn thu nhập khá 'khủng'.

Rời Canada về nước tìm an yên 

Những ngày này, khi dịch bệnh đã đi qua, một ngày của Phạm Minh Tài (sinh năm 1990, Cà Mau) ở mảnh đất ngàn hoa giữa núi rừng Langbiang lại tất bật hơn bao giờ hết. 

Anh là một nhiếp ảnh gia có tiếng, đặc biệt là mảng ảnh cưới. Cách đây hơn 1 năm, Tài rời Canada về nước và lên Đà Lạt làm thêm nghề kinh doanh homestay. Những khoảnh khắc bình dị, thơ mộng của Tài trong căn homestay lưng chừng núi nhiều lần gây sốt trên mạng xã hội. 

Để có tiền thực hiện ước mơ, anh đã làm việc chăm chỉ, bán sức mình ở Canada. Dù dịch bệnh nhưng anh tranh thủ làm đủ thử việc từ đi sơn sửa nhà, làm farm, thậm chí đi cào tuyết... Những công việc này được trả lương rất cao nhưng với anh những trải nghiệm mà mỗi nghề đem lại mới thực sự giá trị. Nhờ đó mà anh hiểu thêm muôn mặt cuộc sống ở xứ người, hiểu thêm cuộc sống của người Việt nước ngoài.

Ngoài ra, anh vẫn giữ công việc chính và là nguồn đem lại cho mình thu nhập chính, đó là chụp ảnh.

Chàng trai rời Canada lên rừng ở nhà gỗ, sáng làm nhiếp ảnh, chiều làm nhân viên dọn phòng - Ảnh 1.

Chàng trai miền Tây lên Đà Lạt mang theo giấc mơ xây dựng một ngôi nhà nên thơ bao quanh bởi vườn, đồi.

Nói về quyết định rời Canada để trở về Việt Nam, Tài cho đó là sự lựa chọn đẹp nhất của cuộc đời mình: "Với một người thích sự tự do như mình thì quyết định ở đâu không khó. Ở đâu mình cũng có thể xây dựng được cuộc sống và cách sống cho riêng mình. Tài sinh ra và lớn lên ở Cà Mau, học và làm việc ở Sài Gòn nhưng chọn Đà Lạt để dừng chân. Đơn giản vì Đà Lạt là nơi mà ở đó mình cảm nhận được là chính mình, được theo đuổi đúng đam mê và nghề chụp ảnh. Đặc biệt, nơi đây cho mình cảm giác an yên nhưng tất nhiên mình không sống an nhàn.

Trước đó Tài đã đến Đà Lạt rất nhiều lần, nơi đây chất chứa rất nhiều kỷ niệm đẹp, vui có, buồn cũng có. Mình tin nơi ở mới này cho mình những mối quan hệ mới, xây dựng 1 cuộc sống mới đúng với cái chất của bản thân. Và điều đó làm mình hạnh phúc".

Chàng trai rời Canada lên rừng ở nhà gỗ, sáng làm nhiếp ảnh, chiều làm nhân viên dọn phòng - Ảnh 2.

Nhiều người nghĩ lên bỏ phố về rừng là sự mộng mơ nhưng với Tài, bản thân anh đã tính toán nhiều khó khăn phải đối mặt.

Căn nhà gỗ trên núi của Tài. 

Lên Đà Lạt tự tay dựng nhà gỗ giữa cao nguyên

Từng sống ở Canada, ngay Toronto sầm uất, hay ở Sài Gòn - thành phố không ngủ, Tài nhận ra rằng sống ồn ào, náo nhiệt thì rất rất nhiều nơi có, nhưng để bình yên thì mới khó. Vì vậy ngay khi lên Đà Lạt, Tài đem số tiền dành dụm được để thuê đất, dựng nhà gỗ. 

"Tại sao lại nhà gỗ, vì mình muốn về gần hơn với thiên nhiên, trở về với những điều mộc mạc và đơn giản nhất có thể, gắn kết nhiều hơn với cây cối, hoa cỏ. Khi ở căn nhà gỗ, xung quanh là hồng và thông, sáng sớm mở mắt ra đón nắng, pha 1 ly cafe ngồi trước nhà ngắm thông, nghe tiếng chim hót ríu rít ... rồi mình bắt đầu 1 ngày làm việc mới. Ôi cảm giác thật thích", Tài miên man kể.

Tháng 9/2020, Tài bắt đầu hành trình đi thực tế để tìm thuê đất. Với tiêu chí địa điểm đẹp, yên tĩnh nhưng tiện đi lại, không quá xa trung tâm để xây dựng homestay, mất nhiều tháng Tài mới tìm được mảnh đất 3000m2 nằm cách Quảng trường chưa tới 3km. 

Chàng trai rời Canada lên rừng ở nhà gỗ, sáng làm nhiếp ảnh, chiều làm nhân viên dọn phòng - Ảnh 4.

Để tiết kiệm chi phí, Tài tự làm vườn, dựng nhà.

Tại đây là một vườn hồng, ở nơi góc vườn có 1 căn nhà gỗ cũ kĩ, phía trước là đồi thông xanh rì. Để tiết kiệm chi phí, Tài quyết định cải tạo lại căn nhà cũ có sẵn và ôm trọn gần hết các công việc trừ phần liên quan đến xây dựng cần đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như gia cố gác mái, hàn sắt, thay mái tôn, đập tường,...

Việc làm hệ thống đường nước, đường điện, Tài cũng tự mày mò làm đến quá trình decor, làm nội thất, hay tỉa cành, làm cỏ ở vườn,... anh cũng đảm nhiệm hết.

Sáng chụp ảnh, chiều là nhân viên dọn phòng

Hoàn thiện những hạng mục cơ bản của căn nhà, anh lại dành thời gian sáng sớm lên đồi chụp ảnh cưới cho khách. Chiều tối, anh tranh thủ trang trí homestay hay chăm sóc khu vườn. 

Sau khoảng 3 tháng, ngôi nhà gỗ của chàng nhiếp ảnh gia hoàn thiện.

Làm 2 công việc dịch vụ ăn khách, sáng sớm Tài dậy sớm cùng ekip đi chụp ảnh, chiều về dọn phòng và đêm đến lại lọ mọ với ánh đèn ngồi chỉnh ảnh. Anh làm việc ngày đêm nhưng hơn 1 năm qua ngày nào Tài cũng cảm nhận được niềm hân hoan, hạnh phúc trong từng hơi thở của mình. 

Chia sẻ về thu nhập từ nghề chính và nghề tay trái, Tài bộc bạch: "Những tháng sau dịch doanh thu từ việc chụp ảnh của mình khoảng 200 triệu/tháng. Với kinh doanh homestay, mình có sự sàng lọc lượng khách nhất định để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách đi đến Đà Lạt. Thật may mắn homestay luôn được các bạn trẻ yêu thương và doanh thu dao động 50-70 triệu/ tháng".

Anh Tài đang tiếp tục xây dựng thêm 2 căn phòng nhỏ đưới vườn hồng để khách có thể trải nghiệm ngủ dưới gốc hồng. 

Có thể nhiều người sẽ thấy Tài tham việc nhưng bản thân anh cảm nhận những gì mình đang làm đều rất bình thường. Bởi vì đó là đam mê, niềm vui hàng ngày nên anh vô cùng say mê. Mỗi ngày anh có thể thức dậy từ 3, 4h sáng đi chụp ảnh, khi rảnh lại dành thời gian chăm sóc cho ngôi nhà mình ở, trồng rau, chăm hoa... Cuộc sống bận rộn khiến Tài thấy yêu và trân trọng cuộc sống này hơn.

Hiện tại, khi công việc ở homestay nhiều hơn, anh có sự hỗ trợ thêm từ người thân, bạn bè. Tuy nhiên, anh vẫn luôn có kế hoạch sắp xếp công việc tốt nhất để bản thân cảm thấy hài lòng. 

Theo Trí thức Trẻ

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Đang cập nhật dữ liệu !