Chàng trai gen Z biến những chiếc lá vô tri thành tác phẩm nghệ thuật

Một nam học sinh lớp 12 ở Lục Ngạn, Bắc Giang đã tạo ra hàng trăm bức tranh vô cùng sinh động từ nghệ thuật điêu khắc tranh trên lá mít, lá bồ đề.

Lê Quang Vinh (SN 2005, Bắc Giang) kể, cuối năm 2021, tình cờ Vinh được thấy bức tranh điêu khắc trên lá phong của nghệ sĩ nước ngoài rất đẹp. Vinh như bị “thôi miên”, cứ mê mẩn ngắm nhìn. Chàng trai gen Z lên mạng tìm hiểu và được biết đó là sản phẩm độc đáo của nghệ thuật điêu khắc trên lá cây.

Mới đầu Vinh tập khắc các nét cơ bản, chắc chữ. Vinh làm hỏng và vứt bỏ rất nhiều chiếc lá. Dần dần, bằng niềm đam mê và đôi tay khéo léo, Vinh đã biến những chiếc lá vô tri vô giác thành các bức tranh sinh động.

 

Một bức tranh phong cảnh được Vinh khắc trên lá mít.


Sau một thời gian tìm tòi, thử sử dụng các loại lá cây khác nhau trong vườn nhà, Vinh phát hiện dùng lá mít hoặc lá bồ đề khắc tranh phù hợp nhất.

“Lá mít và lá bồ đề rất dễ kiếm. Mỗi chiếc lá lại có hệ gân không giống nhau. Nếu em làm cùng nội dung trên 2 chiếc lá mít thì sẽ tạo nên 2 bức tranh không trùng lặp”, Vinh nói.

Quy trình để gen Z làm ra một bức tranh điêu khắc từ lá cây cũng lắm công phu. 

Đầu tiên, Vinh sẽ lựa chọn những chiếc lá mít, lá bồ đề bánh tẻ lành lặn, không tì vết. Sau đó Vinh sẽ dùng dao gọt bỏ gân cuống để chiếc lá mỏng hơn, dễ ép phẳng hơn. Khi lá khô, không bị cong vênh, giòn gãy Vinh sẽ cất đi làm nguyên liệu sáng tác.

 

Tác phẩm kỳ công nhất Vinh mất gần 24h mới hoàn thành.

Mỗi khi bắt tay vào khắc tranh, Vinh sẽ in hoặc phác họa nội dung tranh mẫu lên giấy. Sau đó dán tranh mẫu lên lá rồi Vinh dùng dao chạm khắc từng đường nét, chi tiết để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh.

Dụng cụ sáng tác của Vinh chính là chiếc dao dọc giấy và dao tỉa hoa quả. "Mũi dao mổ rất sắc phù hợp để đi các đường nét nhỏ, tạo độ tinh tế cho bức tranh nên em gắn vào đầu dao tỉa hoa quả làm đạo cụ", Vinh chia sẻ.

Để làm ra một tác phẩm điêu khắc trên lá, bình quân Vinh mất khoảng 3-4 tiếng. Có những bức tranh tranh phong cảnh phức tạp, nhiều chi tiết,  Vinh mất nhiều giờ mới hoàn thành. Khi làm xong, Vinh sẽ mang tác phẩm đi ép plastic (ép nhựa) để bảo quản được lâu dài.

 

Chân dung cầu thủ người Brasil: Neymar da Silva Santos Júnior.


 

Chân dung cầu thủ Lionel Andrés Messi người Argentina.


Chủ đề trong các tác phẩm của Vinh thường là tranh phong cảnh, chân dung nhân vật nổi tiếng và hình hoạt hình.

Theo Vinh, khó nhất khi làm tranh chân dung đó chính là đôi mắt. Vinh phải học cách đi dao làm sao để chính xác nhất có thể. Chỉ cần lệch dao một chút sẽ làm lệch đi đôi mắt, không khắc họa được thần thái nhân vật. Các chi tiết càng nhỏ điêu khắc trên lá cây sẽ càng khó.

Mới đầu, Vinh khắc tranh lên lá cây dành tặng bạn bè, người thân. Sau có nhiều người thích đã tìm đến hỏi mua qua mạng. Đã có hàng trăm mẫu tranh được Vinh sáng tác từ lá mít và lá bồ đề. Mỗi bức tranh thường có giá 150-200.000đ. 

 

Mỗi khi bắt tay vào việc sáng tạo, Vinh mở podcast lắng nghe để thả lỏng tâm hồn vào mỗi bức tranh.


Thấy Vinh dành nhiều thời gian khắc tranh trên lá, bố mẹ cũng lo lắng, sợ Vinh không tập trung vào việc học. Vinh cho biết: "Chỉ khi nào căng thẳng, cần giải trí em mới ngồi khắc tranh. Dự định của em sau này sẽ trở thành kỹ sư điện hoặc thợ cơ khí. Vì thế trước mắt em sẽ tập trung học thật tốt để có kết quả như ý trong kỳ thi THPT sắp tới". 

Sau này, Vinh mong muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật điêu khắc tranh để có thể làm nên các tác phẩm phức tạp, kỹ thuật cao hơn. Và nếu có thể Vinh sẽ thực hành làm trên lá vải thiều, loại cây gắn liền với quê hương Lục Ngạn. 
  Lam Giang  

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !