Cắt bài về nhà, đầu ra vẫn "thần tốc": Trẻ lớp 1 chật vật học kiểu "nhồi vịt"

Việc tăng số tiết mà ép trẻ ngay từ ngày đầu đã phải học nhiều chữ hơn và độ phức tạp lớn hơn, dồn hết cả bảng chữ cái vào học trong 1 tháng đầu tiên thì khác gì nhồi nhét

{keywords}
Sách giáo khoa lớp 1 mới

Sau ý kiến phản ánh của các phụ huynh có con vào lớp 1 về chương trình sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra yêu cầu các giáo viên không giao bài tập về nhà để giảm sức ép với học sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ý kiến chỉ đạo này không giải quyết bản chất của vấn đề là chương trình nặng, tiến độ dạy nhanh.

Chị Nguyễn Quỳnh H. (Thanh Trì) cho rằng, chỉ đạo mới của Bộ GD&ĐT chỉ mang tính “xoa dịu” dư luận, để các phụ huynh không còn “phản ứng” vì tối tối phải kèm con học.

“Điều này thực ra lại là đổ hết trách nhiệm thực hiện lên vai nhà trường và giáo viên, bởi yêu cầu học tập đối với học sinh không hề thay đổi. 

Hôm qua tôi nói chuyện với cô giáo của con, cô bảo là các con sẽ có một kì thi cuối năm là đọc và viết, mà viết năm nay là đọc - chép chứ không nhìn chép như mọi năm. Nếu các con không hoàn thành sẽ bị “đúp” nên cô rất lo sợ với việc tiếp thu như hiện nay thì các con sẽ không qua được lớp 1. Cô bảo lo nhất là môn Tiếng Việt”, chị Quỳnh H. chia sẻ.

Phụ huynh này cũng băn khoăn, với yêu cầu đầu ra như vậy, lớp học thì đông, khối lượng kiến thức trong một tiết học nhiều, làm sao cô có thể vừa giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học mà không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

Mặc dù xác định con mình có thể “đúp” nhưng chị Quỳnh H. cho rằng, chương trình giáo dục quốc gia phải phù hợp với đại đa số học sinh chứ không nên là gánh nặng, là thử thách buộc các em phải vượt qua, nhất là đối với học sinh lớp 1.

Một phụ huynh có tên Minh Toàn nêu vấn đề: "Cải cách giáo dục, giảm tải chương trình kiểu gì khi mà con tôi phải học sáng, học chiều, học thêm?".

Anh Toàn nói, con anh lớp 1 đã đi học thêm bởi anh không cho con đi học trước nên vào năm học không thể theo kịp các bạn.

Gia đình anh phải cấp tốc cho con đi học khoá luyện chữ 15 buổi. Vậy là hết giờ học trên lớp, con anh Toàn lại được chở thẳng đến nơi luyện chữ và chỉ về nhà lúc 8h tối. Sau đó con ăn vội, tắm vội rồi lại tiếp tục ôn bài.

“Còn đâu là tuổi thơ, cái lớp 1 mục tiêu là biết đọc biết viết mà cuối cùng nhét vào cặp bọn trẻ tới trên dưới 20 quyển sách các loại.

Giảm tải hay tăng áp lực khi mà mỗi ngày bọn trẻ phải học 2 chữ cái đồng thời ghép thành chục tiếng khác nhau với đủ thanh sắc. Chưa kịp nhớ chữ hôm nay ngày mai đã phải nhồi thêm chữ khác, tiếng khác.

Chúng phải đọc thuộc những câu văn, đoạn thơ ngắn khô khan, gượng ép do phải dùng những tiếng đã học ghép nên. Nghe con trẻ đọc vanh vách tưởng giỏi nhưng chỉ là đọc cho thuộc chứ đã nhớ đâu, 3 ngày sau cho đọc lại 9/10 đứa im thin thít.

Tối tối con với bố như 2 chiến tuyến, gắt gỏng bực dọc mỗi khi ngồi vào bàn học. Và nếu cuộc chuyển đổi chương trình này lỗi, ai sẽ người người chịu trách nhiệm? Xây nhà lỗi còn đập đi xây lại, giáo dục lỗi thì làm lại thế nào?”, anh Toàn bức xúc.

Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cũng cho rằng sách SGK của môn Tiếng Việt quá nặng với trẻ lớp 1.

“Sách giáo khoa viết theo tốc độ nhanh thế, trẻ có phải Thánh Gióng đâu?”, vị chuyên gia này nêu và cho rằng đó chính là nguyên nhân khiến cho học sinh không tiếp thu kịp. Giáo viên chẳng còn cách nào đành “nhờ” phụ huynh kèm thêm. Và hệ quả là phụ huynh phản ứng như thời gian vừa qua.

Thế nhưng, thay vì sửa tận gốc vấn đề thì Bộ GD&ĐT lại yêu cầu không giao bài tập về nhà. Việc không giao là đúng bởi bố mẹ có thể không hiểu phương pháp dạy như giáo viên trên lớp. Thế nhưng trên thực tế, không giao bài về nhà ôn bài trong khi yêu cầu đầu ra học sinh không thay đổi, cũng không giảm tải chương trình thì… khó càng thêm khó.

Ở chương trình cũ, mỗi ngày học Tiếng Việt, tức hai tiết, các em chỉ cần nắm hai âm mới cùng với 4 từ đơn giản và một câu ngắn gọn.

Trong khi đó có những bộ sách mới, bài đọc dài, khoảng 3 câu. Chưa kể đến việc học các âm ghép như “nh”, “ng” hay “ngh” được đẩy lên đầu. Có bộ sách chưa đến một tháng, học sinh phải học hết bảng chữ cái.

“Tăng thời lượng dạy để kéo chậm thời gian dạy và học chữ thì mới có tác dụng giảm tải. Chẳng hạn khi trước ngày học 2 chữ thì nay học 1 chữ, bảng chữ cái trước học trong 2 tháng thì nay học trong 4 tháng, đó mới gọi là nhịp độ chậm đi.

Việc tăng số tiết mà ép trẻ ngay từ ngày đầu đã phải học nhiều chữ hơn và độ phức tạp lớn hơn, dồn hết cả bảng chữ cái vào học trong 1 tháng đầu tiên thì khác gì con vịt cần ăn 1 lạng thóc chia cả ngày nay đem nửa cân bánh đúc nhồi hết cả vào buổi sáng”, vị chuyên gia này nói.

N. Huyền 

Sự thật việc người lạ lừa 'ba bị tai nạn' dụ dỗ học sinh Đà Nẵng

Đại diện công an phường Hoà Khánh Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) thông tin không có việc người lạ tới cổng trường báo tin ba bị tai nạn để dụ dỗ học sinh.

Nữ sinh Việt giành học bổng toàn phần 8,5 tỷ nhờ bài luận về karate

Sinh ra ở Nghệ An nhưng từ nhỏ Trần Thị Tường Anh (SN 2004) đã theo bố mẹ sinh sống, học tập tại nhiều nước trên thế giới. Hiện, em là học sinh lớp 12, Trường quốc tế Uplands, tại Penang, Malaysia.

Nói đúng tên, thông báo 'ba bị tai nạn' lừa học sinh tại Đà Nẵng

Đối tượng nói đúng tên ba của học sinh, sau đó thông báo "ba con bị tai nạn, chú sẽ chở con đến gặp ba...".

Bí quyết thành công của doanh nhân vĩ đại nước Nhật Hirooka Asako

Bí quyết thành công của Hirooka Asako là luôn đặt sự phát triển của gia tộc vào sự phát triển của đất nước, hướng tới cái mới, phục vụ lợi ích xã hội.

50 học sinh Nghệ An bị bắt nghỉ học để phản đối phương án 'siết' xe điện

Chưa đồng tình về phương án quản lý việc kinh doanh xe điện 4 bánh, nhiều phụ huynh ở Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã yêu cầu con nghỉ học để phản đối.

Đạp xe 32.000 km, thiếu niên 17 tuổi hoàn thành chuyến đi qua 14 nước

Hành trình của Liam trên chiếc xe đạp bắt đầu từ Alaska đến Argentina, qua 14 quốc gia, kéo dài 527 ngày. Trong cuộc phiêu lưu đó cậu nhiều lần bị cướp, phải nằm viện 1 tháng, thậm chí có lúc viết sẵn di chúc.

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.

Bi kịch thủ khoa ĐH: Lương 438 triệu/tháng, tự tử vì áp lực công việc

Trần Cần từng là thủ khoa đại học. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh gia nhập bộ phận công nghệ quảng cáo của Facebook với mức lương 220.000 USD/năm, nhưng tự tử ở tuổi 38 vì áp lực công việc.

Giới trẻ Mỹ chia tay smartphone, quay về với điện thoại ‘cục gạch’

Điện thoại phổ thông, còn gọi là “cục gạch” với tính năng nghe gọi cơ bản, có thể đang trở nên lỗi mốt trên toàn cầu, nhưng tại Mỹ lại là một câu chuyện khác.

Phim chiếu mạng tràn lan cảnh nóng, bạo lực, quản thế nào?

Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.

Đang cập nhật dữ liệu !