Cắt 22 lần Papillome thanh quản vẫn khó thở
![]() |
Bệnh nhân được đóng khí quản sau khi điều trị papilloma bằng sóng cao tần |
TS.BS. Hoàng Lương, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn cho biết, phương pháp điều trị cũ cắt bằng kìm thường chỉ cắt một phần Papilloma nên thường hay tái phát, mỗi tháng, hay vài ba tháng người bệnh phải vào bệnh viện phẫu thuật cắt Papilloma thanh quản một lần. Có người bệnh phải cắt hai, ba chục lần nhưng bệnh vẫn phát triển.
Từ khi triển khai kỹ thuật đưa sóng radio cao tần vào phẫu thuật Papilloma thanh quản, Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn ghi nhận thanh quản người bệnh không còn tổ chức Papllloma tái phát, dây thanh sau phẫu thuật ba tháng niêm mạc gần như bình thường, khả năng nói tốt hơn.
Điển hình là trường hợp một sinh viên nữ 23 tuổi bị bệnh Papillome thanh quản từ nhỏ, lúc 1 tuổi em được mở khí quản, cắt papilloma 22 lần nhưng vẫn bị tái phát. Em thường xuyên trong tình trạng khó thở, chức năng nói cũng bị ảnh hưởng. Trải qua hai lần cắt Papilloma thanh quản bằng sóng Radio cao tần tại Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn, sau đó được đóng lỗ mở khí quản, em thở bình thường qua thanh quản, bệnh không tái phát.
Ngoài ra, Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn còn thực hiện các phẫu thuật nội soi mũi xoang, thí điểm cấy điện cực ốc tai, đo hoạt nghiệm thanh quản, điều trị ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ; chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi các bệnh mãn tính về tai mũi họng như viêm xoang polype mũi, viêm xoang do nấm, Papilloma thanh quản; phẫu thuật giải áp điều trị mù sau chấn thương, tầm soát phát hiện kịp thời nhiều loại ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản,…
Đặc biệt, Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn là nơi đã triển khai hệ thống nội soi NBI tầm soát ung thư vòm, ung thư hốc mũi, ung thư hạ họng thanh quản từ năm 2010 và mỗi năm được nâng cấp hay cập nhật mới. Nội soi NBI (Narrow Banding Imaging – NBI endoscopy) là nội soi với dải tần ánh sáng hẹp sử dụng ánh sáng đơn sắc với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) có thể phát hiện sự tăng sinh bất thường của hệ vi mạch máu nông và rất nông ngay trong lớp niêm mạc, cho kết quả hình ảnh bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường.
Nội soi NBI có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu trong các trường hợp ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng thanh quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng từ rất sớm, khi mà khối u còn khu trú, chưa có hạch di căn; nhờ vậy kết quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều, tỷ lệ khỏi bệnh cao.