Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên

Thực trạng người đi bộ trèo dải phân cách cứng, sang đường tùy tiện không đúng vạch giao thông diễn ra phổ biến, trong khi nhiều cầu vượt bộ và hầm chui ở Hà Nội bị người dân "ngó lơ" không sử dụng.

Người dân sang đường tùy tiện gây mất an toàn giao thông (Video: Hữu Nghị).

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 1

Tại trục đường đông đúc Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) có 5 cầu vượt dành cho người đi bộ trên đoạn đường dài 4km. Dù đã phát huy tác dụng khi là lối đi an toàn cho người đi bộ sang đường song vẫn còn rất nhiều trường hợp người dân băng qua lòng đường tấp nập xe cộ ở bất kì vị trí nào.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 2

Đường Nguyễn Trãi 2 chiều riêng biệt, có phân cách cứng nên tốc độ phương tiện khá cao (ngoài giờ cao điểm), việc sang đường như trường hợp trong ảnh là rất nguy hiểm cho cả người đi bộ và người điều khiển các phương tiện.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 3

 Còn tại phố Tây Sơn (Đống Đa) từ ngã tư Thái Hà đến Ô Chợ Dừa dài 1,2km chỉ có 1 cầu vượt dành cho người đi bộ. Đây là đường có dải phân cách cứng, ít lối mở

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 4

Cũng chính vì có dải phân cách cứng trong khi cầu vượt chỉ có một, người dân khu vực này sang đường khá tùy tiện với tâm lý ngại phải đi vòng và xa hơn nhiều lần. Cảnh băng qua đường tại cầu vượt Thái Hà.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 5

Một kiểu sang đường khá phổ biến tại đoạn đường này là trèo rào. Trong ảnh là cảnh một người dân sang đường bằng cách trèo qua dải phân cách cứng dù có cầu vượt dành cho người đi bộ cách đó 50m.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 6

Người dân trèo qua dải phân cách để sang đường mặc dù cầu vượt dành cho người đi bộ chỉ cách vài chục bước chân. 

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 7

Ở một số tuyến phố, các cầu vượt dành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Trong ảnh là cầu vượt tại phố Giảng Võ kết hợp giữa sang đường và lối dẫn vào nhà chờ xe buýt BRT, nhưng gần như chỉ có khách đi BRT sử dụng lối đi này.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 8

Một đoạn vạch kẻ đường ưu tiên dành cho người đi bộ sang đường, song một đầu đã bị chặn lại bằng các đoạn dây xích khiến cho người đi bộ sang đường muốn đi đúng vạch cũng rất khó khăn.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 9

Tại đường Vành đai 3 từ ngã tư Nguyễn Trãi đến ngã tư Hồ Tùng Mậu có 11 hầm bộ hành để sang đường trên chiều dài 6km.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 10

Lượng người sử dụng để sang đường giữa các hầm không đồng đều. Trong ảnh là một đường hầm vắng vẻ trên đường Vành đai 3.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 11

Trong khi một hầm bộ hành khác cùng trục đường này, số lượng người dân sử dụng có khả quan hơn.

Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên - 12

Tình trạng vượt rào tại các điểm chờ xe buýt BRT cũng diễn ra khá phổ biến. Thay vì đi vòng theo lối cầu vượt bộ, người đi xe buýt trèo rào cứng từ bến xe sang thẳng lòng đường để qua hè phố bên kia đường.

Theo dantri.com.vn

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !