Cần đảm bảo nguồn cung cho sản xuất xăng sinh học

Theo tính toán của Bộ Công Thương, từ 1/1/2018 khi loại bỏ xăng A92 thay thế bằng E5, cả nước sẽ cần khoảng 5,5 triệu M3 xăng E5, tương đương cần 275.000 m3 E100.

Thời điểm 1/1/2018 làm mốc thời gian loại bỏ sản xuất kinh doanh xăng khoáng A92 thay thế bằng xăng sinh học E5 đã đến, 4 ngày máy có thể cung cấp được E100 là Nhà máy cồn Đồng Nai, Nhà máy cồn Quảng Nam, Nhà máy công Dung Quất, Nhà máy cồn Bình Phước dường như đang “căng sức” để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho thị trường.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, từ 1/1/2018 khi loại bỏ xăng A92 thay thế bằng E5, cả nước sẽ cần khoảng 5,5 triệu M3 xăng E5, tương đương cần 275.000 m3 E100.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, từ 1/1/2018 khi loại bỏ xăng A92 thay thế bằng E5, cả nước sẽ cần khoảng 5,5 triệu M3 xăng E5, tương đương cần 275.000 m3 E100. Tính đến 1/8/2017, Nhà máy cồn Đồng Nai đang sản xuất 90% công suất sản xuất cồn 96 và E100, cồn 96 cung cấp cho nhu cầu cồn công nghiệp trong nước, cồn E100 cung cấp cho các  công ty pha chế E100 trong nước và xuất khẩu. Từ 1/11/2017, Nhà máy tăng công suất và sản lượng cồn E100 và dừng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước, tăng tồn kho thành phẩm E100 để chuẩn bị cung ứng cho thị trường khi nhu cầu tăng cao. Nhà máy cồn Quảng Nam đang sản xuất cồn E100 với 90% công suất nhưng không liên tục, chủ yếu do thị trường tiêu thụ trong nước còn ít. Từ 1/11/2017, nhà máy đã tăng công suất và lên kế hoạch sản xuất ổn định, tăng tồn kho thành phẩm để chuẩn bị cung ứng cho thi trường khi nhu cầu tang cao.

Trong khi đó, 2 Nhà máy cồn Dung Quất và Nhà máy cồn Bình Phước đang phối hợp với Hiệp hội nhiên liệu sinh học và Công ty Tùng Lâm lên kế hoạch sửa chữa, cải hoán, bổ sung trang thiết bị máy móc nhằm phục hồi sản xuất và hạ chi phí giá thành. Nếu tích cực triển khai sau  90 ngày có thể hoàn thành và đi vào sản xuất. Nhà máy cồn Kon Tum và Đại Việt đều đang sản xuất cồn 96, để tham gia cung cấp E100 cho thị trường cần đầu tư thêm thiết bị tách nước. Cả 2 nhà máy đều đã có kế hoạch đầu tư bổ sung thiêt bị này, nếu thị trường trong nước thực sự có nhu cầu E100. Nếu triển khai thì trong thời gian 180 ngày thì hoàn thành đưa vào sản xuất thương mại được.

Sẽ có khoảng 384,000 m3/năm đủ đáp ứng cho nhu cầu Ethanol phục vụ nhu cầu chuyển đổi dùng xăng E5.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, lấy thời điểm 1/1/2018 làm mốc thời gian, thì chắc chắn có 4 ngày máy có thể cung cấp được E100 là Nhà máy cồn Đồng Nai: 60,000 MT = 72,000 m3 /năm; Nhà máy cồn Quảng Nam:  100,000 MT = 120,000 m3/năm ; Nhà máy công Dung Quất: 80,000 MT = 96,000 m3/năm; Nhà máy cồn Bình Phước: 80,000 MT = 96,000 m3/năm. Tổng cộng: 384,000 m3/năm đủ đáp ứng cho nhu cầu Ethanol phục vụ nhu cầu chuyển đổi. Nếu quý I/2018, giả thiết 2 nhà máy của Tùng Lâm chạy 90% công  suất và 2 nhà máy còn lại chạy 60 % công suất thì tổng sản lượng đạt: 27,720 m3/ tháng, sẽ đủ đáp ứng nhu cầu pha xăng E5. Từ quý II/2018: Khi 2 nhà máy Dung Quất và Bình Phước tăng công suất lên tối thiểu 80% thì nguồn cung E100 sẽ nhiều hơn, không lo ngại câu chuyện Ethanol bị thiếu.

Thực tế, thực hiện chủ trương loại bỏ sản xuất kinh doanh xăng khoáng A92 thay thế bằng xăng sinh học E5 từ ngày 1/1/2018 được Chính phủ và Bộ Công thương chỉ đạo, trước đó Hiệp hôi nhiên liệu sinh học Việt Nam đã tích cực làm việc với các thành viên, đi đến thống nhất: Đây là cơ hội to lớn , giúp cho các nhà máy sản xuất Ethanol Việt Nam vượt qua khó khăn, phát triển ổn định, trở thành một ngành sản xuất nhiên liệu sinh học quan trọng ở Việt Nam và khu vực ASEAN. Đây cũng là trách nhiệm nặng nề của các nhà máy nhằm bảo đảm cung cấp đủ sản phẩm E100 cho nhu cầu pha chế E5 trong trước, mắt và E10 trong tương lai gần.

Thời cơ là vậy nhưng Hiệp hôi nhiên liệu sinh học Việt Nam cũng lưu ý những vấn đề cần được quan tâm giải quyết như nguyên liệu sắn. Bởi, hiện tất cả các nhà máy sản xuất E100 của Việt Nam đều lấy sắn là nguyên liệu chính, giá thành nguyên liệu sắn chiếm hơn 70% giá thành E100, vì vậy ổn định nguồn cung sắn với giá mua hợp lý là yếu tố quyết định giá E100 của Việt Nam có thể canh tranh được với giá E100 nhập khẩu. Quy định mức giá sàn và giá trần của sắn là biện pháp cần thiết để ổn định nguyên liệu cho sản xuất cồn và bảo đảm lợi ích của nông dân, nhưng phải đảm bảo nguồn cung ổn định cho các nhà máy sản xuất E100.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu E100 hiện hành là 20% , với mức thuế này, các nhà máy cồn Việt Namcó thể cạnh tranh được, nhưng nếu điều chỉnh xuống mức 10% hoặc 15% thì khả năng cạnh tranh của các nhà máy cồn của Việt Nam là rất thấp. Do vậy, để hỗ trợ các nhà máy cồn Việt Nam vừa mới bắt đầu hoạt động trở lại, sau một thời gian dừng hoạt động do khó khăn không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, Hiệp hội kiên nghị giữ mức thuế nhập khẩu E100 ở mức 20% hiện hành.

Đặc biệt, để chống độc quyền của các doanh nghiệp sản xuất E100 trong nước, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã và đang tiến hành quản lý giá thành sản xuất của các nhà máy cồn bằng phương pháp các nhà máy hàng tháng báo cáo giá thành sản xuất, giá nguyên liệu sắn, giá bán cho các công ty xăng dầu. Với biện pháp này, nếu có bất thường trong giá bán, liên bộ Công Thương - Tài chính hoàn toàn có thể can thiệp bảo đảm bình đẳng trong kinh doanh.

Nam Phương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !