Cần có chiến lược để phát triển nghề nuôi biển bền vững

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, nuôi biển ở Việt Nam phần lớn đang ở mức thủ công, chỉ có một số doanh nghiệp bước đầu đã đầu tư công nghệ trong nuôi biển. 

Sáng 18/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị phát triển nuôi biển bền vững.

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000ha, trong đó vùng bãi triều ven biển 153.300ha, vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo 79.790ha, vùng biển xa bờ 166.910ha, diện tích còn lại phục vụ các hình thức nuôi khác. Nuôi biển đã và đang phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang, Cà Mau.

{keywords}
Cần có chiến lược để phát triển nghề nuôi biển bền vững. (Ảnh: Phú Yên online)

Một số đối tượng nuôi chính như nhóm nhuyễn thể có ngao, nghêu, sò, hàu, vẹm xanh, tu hài, bào ngư, trai ngọc, ốc hương. Nhóm cá biển gồm cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá sủ đất, cá măng. Nhóm giáp xác như tôm hùm, cua, ghẹ; rong tảo có rong sụn, rong câu, rong mứt, rong nho và các đối tượng nuôi khác như hải sâm, sinh vật cảnh...

Giai đoạn 2010-2019, nuôi biển có những bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng tăng. Tổng diện tích nuôi biển năm 2010 đạt 38.800ha, đến năm 2019 đạt 256.479ha (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%/năm). Năm 2010, sản lượng nuôi biển đạt 156.681 tấn, đến năm 2019 đạt hơn 597.750 tấn (tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm)…

Phát triển nuôi biển đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh vùng ven biển, đóng góp lớn vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, thời gian qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển còn nhiều hạn chế, chậm, dàn trải, thiếu đồng bộ. Việc quản lý và sử dụng các công trình, dự án đầu tư hiệu quả chưa cao, nhiều dự án sau khi xây dựng đưa vào hoạt động chưa đạt được theo công suất thiết kế. Nuôi biển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu…

Ông Trần Hữu Thế -  Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, nhiều năm qua, ngành thủy sản Phú Yên đã không ngừng phát triển, có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế thủy sản của tỉnh, nuôi trồng chiếm khoảng 50% về giá trị sản xuất. Năm 2020, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai bão lụt nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, tăng khoảng 4% so với năm 2019.

Tuy nhiên, ngoài phát triển nuôi trồng thủy sản các vùng đầm vịnh, cửa sông, Phú Yên vẫn chưa khai thác được lợi thế nuôi biển công nghiệp nhiều tiềm năng với diện tích mặt biển hàng ngàn ha này.

Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam (VSA) Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, Chính phủ cần sớm phê duyệt chiến lược, đề án nuôi biển, triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường tạo nguồn nhân lực cho các địa phương. Những địa phương có thế mạnh về nuôi biển cần có kế hoạch chiến lược phát triển nuôi biển gắn với khai thác xa bờ, phát triển du lịch, điện gió.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, nuôi biển ở Việt Nam phần lớn đang ở mức thủ công, chỉ có một số doanh nghiệp bước đầu đã đầu tư công nghệ trong nuôi biển. Để nuôi biển phát triển nhanh và bền vững, giai đoạn 2021-2025 cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chọn lọc giống, đầu tư công nghiệp hỗ trợ, nuôi biển theo quy trình khép kín từ đầu vào đến xuất khẩu, không gây ô nhiễm môi trường.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trước mắt là giải quyết vướng mắc về bàn giao mặt nước, bảo đảm mặt nước ổn định lâu dài cho doanh nghiệp. Cùng với đó, gắn cơ chế chính sách, nguồn lực với tổ chức thực hiện, bảo tồn, giảm khai thác, tăng cường nuôi biển. Đây là giải pháp phát triển thủy sản bền vững, có sức cạnh tranh của ngành ở giai đoạn mới, bảo đảm đủ điều kiện cho hội nhập.

Minh Thư

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !