Cảm xúc bên trong xe cứu thương khi là F0
Nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc Covid-19 rồi được đưa tới các bệnh viện dã chiến. Mọi người cùng ngồi trên chiếc xe cứu thương hú còi với những cảm xúc đan xen, khó tả
54 siêu thị, bệnh viện liên quan công ty Thanh Nga, CDC Hà Nội nói gì về nguy cơ với khách hàng?
Nhân viên của siêu thị trực tiếp nhận hàng, giao dịch với F0 là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Khách hàng mua sản phẩm từng được F0 vận chuyển liệu có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2?
Hơn 10 người cùng là F0
Trải qua hơn 20 ngày mọi thứ trong nhà đảo lộn vì có người mắc Covid-19, người là F1 đi cách ly, người đi bệnh viện dã chiến vì là F0. Đến hiện tại gia đình chị Hồ Thị V. phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM đã vượt qua được bệnh Covid-19.
Chị V. kể từ 7/7, gia đình chị phát hiện F0 đầu tiên. Sau đó lần lượt các thành viên trong đại gia đình đều có kết quả dương tính hoặc là F1 đi cách ly. Đến cháu bé 2 tháng tuổi cũng cùng bố mẹ đi cách ly.
Chị V. lúc đó chỉ là F1 nên được đưa vào trung tâm cách ly. Trong khu cách ly chị V. chăm cháu 6 tuổi. Người cháu này sau đó dương tính và vài ngày sau chị V. cũng có kết quả dương tính nên chị V. được chuyển sang bệnh viện thu dung số 2 để theo dõi và điều trị.
Trong nhà chị, hơn mười người là F0. Mỗi người có triệu chứng khác nhau, người thì sốt, mệt mỏi, có người nặng phải thở oxy. Người phải thở oxy may mắn 3 ngày sau cũng tiến triển tốt và đã được ra viện về nhà.
Riêng chị V. không có triệu chứng của bệnh. Hàng ngày, chị đều trở thành “thủ lĩnh” của gia đình. Chị dặn mọi người từ ăn uống, nghỉ ngơi để tinh thần vui vẻ. Mỗi ngày ở bệnh viện, chị đều nhắn tin cho mọi người việc tắm giặt, xông hơi, tập thể dục.
Khi nhân viên y tế đang quá tải thì mỗi người nên tự chăm sóc cho mình không nên chờ đợi đòi hỏi phải có người quan tâm, chăm sóc. Mỗi ngày đều cố gắng ăn đầy đủ, uống thêm mật ong lên men, tự nấu nước ấm xông hơi để đổ mô hôi. Sáng dậy sớm và vận động thay vì nằm một chỗ xem điện thoại.
Bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến số 2. |
Chị V. cũng không xem các tin tức xấu trên mạng xã hội về bệnh. Bên ngoài người ta quay những hình ảnh về bên trong bệnh viện thế này thế kia nhưng thực chất, chị V. chia sẻ nó rất bình thường, ăn uống ngon miệng hơn ở nhà. Bản thân chị lúc nào cũng thèm ăn.
Trải qua những ngày bị Covid-19 tấn công cả gia đình, chị V. cho biết mỗi người đều ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình, phòng bệnh.
Cảm xúc đến hiện tại của chị V. đó vẫn là ngồi trong xe cứu thương tiếng còi hú inh ỏi đi qua từng con phố vắng vẻ khác xa hàng ngày của thành phố, cảm xúc rất khó tả. Mọi người vừa nghe tiếng còi xe, vừa nhìn qua cửa kính mới thấy dịch bệnh thật kinh khủng.
Nguyễn Thị K. (phường 8, quận 4, TP.HCM) tâm sự gia đình chị 5 người đều mắc Covid-19. May mắn, cả gia đình đều vượt qua được Covid-19.
K. chia sẻ cách đây 3 tuần, cả hẻm nhà K. được xét nghiệm cộng đồng. Mẫu gộp dương tính với Covid-19 nên trạm y tế phường đã tới lấy mẫu để xét nghiệm. Kết quả 3 người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng vài ngày sau, mọi người đều có triệu chứng ho, sốt, đau họng.
Riêng K. vì sợ Covid-19 nên khi ra trạm y tế nghe thấy mấy người nói về việc uống thật nhiều chanh, sả, gừng, H. đã về nấu nước uống thay trà để diệt Covid-19.
Cô bị đau bao tử hành hạ rồi triệu chứng Covid-19 mất hết vị giác, khứu giác ăn không biết ngon. Ăn gì cũng đắng ngắt. K. không nuốt nổi gì. Hàng ngày, cô chỉ cố ăn chút trái cây lấy sức.
Cả gia đình người khoẻ hơn chăm người mệt hơn. Bà nội K. cũng mệt, khó thở nhưng đến ngày thứ 5 thì cả nhà được đưa vào bệnh viện dã chiến. Nhân viên sắp xếp cho cả gia đình ở một phòng. Giường chỉ là những chiếc nệm trải ra sàn nhưng cảm giác ở trong bệnh viện dã chiến có nhìn thấy bóng dáng của các bác sĩ mọi người yên tâm hơn.
Những ngày ở bệnh viện dã chiến, K. luôn cố gắng bình tĩnh. Cả nhà chịu khó ăn uống và bảo nhau các hoạt động tích cực, không nghe các tin tức xấu trên mạng.
Bà nội K. phải thở oxy nhưng 2 ngày sau bình phục. Cả nhà lần lượt được về cách ly y tế tại nhà. Bản thân mình trải qua Covid-19, K. cảm thấy ân hận. Bởi trước đây cô cứ nghĩ Covid-19 sẽ ở rất xa, không liên quan tới nhà mình. Thậm chí, biết rõ nguồn lây nhưng bản thân K. vẫn chủ quan nghĩ rằng đeo khẩu trang là đủ. Cô cảm thấy mình mang virus về cho cả nhà. K. chỉ mong cuộc sống gia đình trở lại bình thường.
K.Chi