Cách hiệu quả đối phó với căn bệnh 1/5 phụ nữ và 1/10 đàn ông trên thế giới mắc

Nắng nóng, cơ thể gia tăng căng thẳng và các tĩnh mạch ở chân cũng không ngoại lệ. 

Chuyên gia người Nga Olga Chizhevskaya, người đứng đầu công ty Podiatr và bác sĩ tĩnh mạch Olimi Shirinbek tiết lộ các cách dưới đây để loại bỏ sự nặng nề và khó chịu cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch vào mùa hè.

Bác sĩ phẫu thuật, người đứng đầu Trung tâm Phlebology "SM-Clinic", Tiến sĩ Khoa học Y khoa Olimi Shirinbek cho biết, tình trạng giãn tĩnh mạch hiện đang trở thành dịch bệnh, vì cứ 1/5 phụ nữ và 1/10 đàn ông trên thế giới mắc bệnh này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh suy giãn tĩnh mạch có kèm theo các triệu chứng như sưng phù, nặng và mỏi chân, kéo theo những cơn đau nhức ở bắp chân.

{keywords}
 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch biểu hiện rõ hơn vào buổi chiều và vào mùa nóng

Bác sĩ Olimi Shirinbek cho rằng giãn tĩnh mạch không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ. “Sự nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch nằm ở các biến chứng của nó như huyết khối tĩnh mạch chân, chảy máu do giãn tĩnh mạch chân… Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch”, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.

Olga Chizhevskaya, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các Trung tâm Y tế và Bác sĩ “League of Podiatry”, người đứng đầu công ty Podiatr, chuyên gia của FormTotics, cho rằng nắng nóng tạo thêm gánh nặng cho toàn bộ hệ thống tim mạch và thiếu chất lỏng, máu trở nên đặc hơn. Kết quả là, máu ở tĩnh mạch khó lưu thông hơn, có thể làm tăng cảm giác nặng nề và sưng phù ở chân.

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch khi nắng nóng cần làm một số việc sau đây:

Chuyên gia Olga Chizheskaya đưa ra một số khuyến nghị giúp giảm bớt tình trạng suy giãn tĩnh mạch:

• Vào buổi sáng và buổi tối, dội nước lạnh lên chân hoặc tắm vòi hoa sen.

• Tuân thủ chế độ uống: nên hạn chế uống cà phê vì caffeine làm tăng nguy cơ mất nước.

• Không để chân bị tê khi ngồi. Di chuyển và cử động chân thường xuyên. 30 phút cần vận động một lần, tốt nhất là đi bằng ngón chân hoặc gót chân.

• Ngồi đúng tư thế. Hãy nhớ rằng chúng ta có hai động mạch lớn ở xương sống, vì vậy khi chúng ta bắt chéo chân, một dòng máu mạnh sẽ biến thành một dòng chảy nhỏ giọt yếu ớt. Điều này dẫn đến tình trạng máu bị ngưng trệ nghiêm trọng, làm suy giảm tình trạng của các tĩnh mạch.

• Tạo thói quen trước khi đi ngủ, khi nằm trên giường, nâng cao chân của bạn theo phương thẳng đứng và thực hiện các chuyển động tròn bằng bàn chân. Bạn có thể tập yoga asana - Viparita Karani (tư thế ngọn nến lộn ngược).

• Đừng quên các hoạt động với nước: trong 40 phút ngâm mình dưới nước, tuần hoàn máu ở các tĩnh mạch ngoại vi sẽ được phục hồi như sau một đêm ngủ 8 tiếng.

{keywords}
 

Phương pháp giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Bác sĩ Olimi Shirinbek khuyên rằng, để giảm nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, cần tránh lối sống ít vận động, ngồi và đứng lâu tại nơi làm việc và đừng quên các bài tập vật lý trị liệu, “thể dục tĩnh mạch”, nhằm tăng cường sức mạnh của cơ chân.

“Điều quan trọng là phải điều chỉnh cơ sinh học của bàn chân ở bệnh nhân bàn chân bẹt. Để làm điều này, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chỉnh hình và chọn miếng lót chỉnh hình phù hợp với bàn chân bạn. Đi xe đạp, bơi lội, tắm vòi hoa sen, đi bộ - tất cả những điều này giúp tăng cường cơ bắp của chân và cải thiện lưu thông máu”.

Hạ Thảo

6 loại trà tốt nhất cho người tiểu đường

6 loại trà tốt nhất cho người tiểu đường

Uống trà không phải chỉ để giải khát, mà còn để chữa bệnh. Mỗi loại trà có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây là một số loại trà tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường do bác sĩ người Nga Olga Kashlyak tiết lộ.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !