Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi

Đa số mọi người mua vợt cầu lông theo cảm tính mà không biết rằng cây vợt có phù hợp với mình hay không. Sau đây là cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi, lối đánh tấn công hay phòng thủ...

Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi phải chú ý tới các thông số của vợt:

Trọng lượng cây vợt (số U)

Được kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Số U càng lớn vợt càng nhẹ.

Với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); nữ giới và trẻ em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).

Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10gr nữa.

Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi - ảnh 1

Nên chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi, lối đánh.

Chu vi cán vợt (số G)

Ký hiệu ghi bằng chữ G cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ; người có bàn tay to thường chuộng cán chu vi G2, G3, còn người trung bình trở xuống thường chọn G4, G5.

Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chất vợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5 thường là vợt hợp với người Việt.

Chiều dài vợt:

Chiều dài vợt được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Số chuẩn: Min 665mm và Max 680mm. 

Điểm cân bằng của vợt

Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy.

Vợt Công: nặng đầu (heavy head) hay offensive (công) : phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.

Vợt Công-Thủ: cân bằng (even balance)

Vợt Thủ: nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) : phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.

Một các kiểm tra độ cân bằng khác là: Công hay thủ bạn chỉ cần dùng ngón tay chỏ, giữ thẳng và đỡ dưới thân vợt, dịch chuyển lên xuống sao cho vợt nằm cân bằng ngang hoàn toàn, lúc này điểm tiếp xúc giữa ngón tay và thân vợt là điểm cân bằng, nếu nó gần đầu vợt hơn là công và ngược lại.

Ai trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu.
Ngược lại, các Bô lão, tuổi trung niên yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu.

Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì phù hợp với loại Balance.

Mức độ trợ lực

Mức độ trợ lực phân ra 5 cấp:

Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.

Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao.

Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao, có pha Titan hoặc cácbon dạng sóng, cấu trúc Nano.

Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module cao, có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

Vợt chế tạo từ Graphite module cao mới có khả năng chống xoắn cán khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc.

Cân bằng động

Chỉ số này giúp vợt không rung khi va đập với quả cầu.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợt lên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đỉnh vợt theo hướng vuông góc, nếu đỉnh vợt rung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt, nếu lắc ngang là sản phẩm hỏng bị loại hoặc hàng giả.

Độ dẻo của thân vợt

Để thử bạn chỉ cần một tay cầm cán, một tay cầm đầu vợt và nhẹ nhàng bẻ cong. Với một cây vợt dẻo ta sẽ dễ dàng bẻ cong nó và ngược lại. Thông thường thì một cây vợt tốt sẽ không quá mềm và quá cứng.

Khả năng chống xoắn

Giống như cách thử độ dẻo, bạn cầm đầu và cán vợt rồi từ từ xoắn cây vợt, nếu đầu vợt dễ dàng bị xoắn thì có nghĩa khả năng chống xoắn của nó kém, và điều này sẽ ảnh hưởng đến hướng đánh của quả cầu khi chúng ta thi đấu.

N.K (sưu tầm)

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !