Các loại vắc xin Covid-19 hiện thời đủ sức ngăn biến thể Delta Plus?

Biến thể Delta Plus có khả năng lây lan nhanh hơn cả Delta, nhưng mức độ kháng các loại vắc xin Covid-19 hiện thời vẫn chưa được làm rõ.

Đột biến của biến thể Delta là Delta Plus AY.4.2 đã xuất hiện ở 28 quốc gia bao gồm Anh và Mỹ. Anh đang là nước ghi nhận số ca nhiễm biến thể Delta Plus nhiều nhất trên thế giới và hiện chiếm 6% trong tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở nước này.  

Biến thể Delta Plus có 2 đột biến ở protein gai, làm tăng khả năng sống của virus corona. 

{keywords}
Đột biến Delta Plus đã xuất hiện ở 28 quốc gia. (Ảnh: Reuters)

Khác với Delta, Delta Plus mang thêm một đột biến bổ sung có tên là K417N có khả năng thay đổi protein gai và lây nhiễm cao sang các tế bào khỏe mạnh.

Theo các nhà khoa học, biến thể Delta Plus sở hữu tất cả đặc điểm của biến thể Delta kết hợp với đột biến trong biến thể Beta. 

Đột biến K417N xuất hiện trên Delta khiến chủng này càng trở nên nguy hiểm hơn. K417N từng là lý do giúp biến chủng Beta kháng vắc xin một phần.

Delta hay còn gọi là B.1.617.2 vẫn đang “làm mưa làm gió” trên thế giới khi gây ra làn sóng Covid-19 mới ở nhiều nước dẫn tới số ca mắc và tử vong tăng đột biến. Ấn Độ là nơi đầu tiên ghi nhận ca nhiễm biến thể Delta.

Tới tháng Bảy năm nay, các nhà khoa học Anh xác nhận sự xuất hiện của đột biến Delta Plus. Dù Delta Plus được báo cáo có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 10 - 15% so với biến thể Delta. Song các nhà khoa học nhấn mạnh còn quá sớm để khẳng định chắc chắn rằng Delta Plus là nguyên nhân chính khiến số ca mới nhiễm virus corona ở Anh tăng nhanh. 

Ở Mỹ, đột biến Delta Plus thỉnh thoảng được phát hiện nhưng chưa gây ra những hậu quả đáng lo ngại.

Các nhà khoa học khẳng định, AY4.2 chưa trở thành biến thể đáng lo ngại hay biến thể cần được quan tâm. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang theo dõi khả năng lây lan và độc lực của AY4.2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa đưa Delta Plus AY.4.2 vào danh sách "biến thể đang được điều tra" hoặc "biến thể cần đặc biệt quan tâm", đồng nghĩa với việc biến thể này chưa được xác định là có những thay đổi di truyền ở mức nguy hiểm liên quan tới khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng lẩn tránh được hệ miễn dịch và khó chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thay đổi trong trường hợp biến thể Delta Plus tiếp tục làm tăng mạnh số ca mắc Covid-19.

Giới chức y tế Isarel cũng cho biết, dù có khả năng lây nhiễm cao hơn 15%, nhưng dường như Delta Plus không có độc lực hoặc khả năng kháng vắc xin mạnh hơn biến thể Delta.

Cho tới nay, Israel chỉ phát hiện 6 trường hợp nhiễm biến thể Delta Plus AY.4.2 và chưa có dấu hiệu cho thấy, Delta Plus lây lan trong cộng đồng.

Bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu nhóm chuyên gia về Covid-19 của WHO, nói thêm WHO đang theo dõi 20 dòng phụ của biến thể Delta và biến thể AY.4.2 cũng nằm trong số này.

“Delta cho đến nay vẫn là biến thể chiếm ưu thế nhất về số ca nhiễm trên toàn cầu, nhưng biến thể này không ngừng thay đổi và chúng ta nên lưu ý virus càng lây lan thì càng có nhiều cơ hội đột biến”, bà Van Kerkhove nói.

Dấu hiệu nhiễm Delta Plus

Chưa có bằng chứng nào khẳng định, Delta Plus hay bất cứ biến thể nào có thể gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng trên phần lớn người mắc.  

Theo các nghiên cứu ban đầu, các triệu chứng của Delta Plus cũng tương tự như những dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân mắc virus corona chủng gốc và các biến thể khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu lâm sàng mắc Delta Plus lại khá giống với bệnh cảm lạnh thông thường. Điều này khiến người bệnh chủ quan bỏ qua, làm tăng nguy cơ biến chứng hoặc tử vong.

Giống như virus corona gốc, Delta Plus trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với người cao tuổi, người có bệnh nền và người có hệ miễn dịch yếu.

Nếu một biến thể có khả năng lây lan nhanh hơn như Delta Plus xuất hiện, điều này sẽ dẫn tới số ca tử vong vì mắc Covid-19 gia tăng trong nhóm những người chưa tiêm phòng vắc xin.

Theo các nhà khoa học, các loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng hiện nay có hiệu quả cao phòng lây nhiễm và ngăn nguy cơ nhiễm virus corona bị chuyển biến nặng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, vắc xin Covid-19 không thể hoàn toàn loại được khả năng giúp người đã tiêm phòng không bị mắc Covid-19.

Do đó, cho tới nay, lời khuyên để tránh lây nhiễm bất cứ biến chủng nào của virus corona là rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi xuất hiện ở nơi đông người.

{keywords}
Tiêm phòng vắc xin Covid-19 vẫn được xem là phương pháp hiệu quả ngăn các biến chủng virus corona bao gồm Delta Plus. (Ảnh minh họa)

Vắc xin có hiệu quả phòng Delta Plus?

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ Delta Plus có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng. Song theo Giáo sư Julian Tang tại Đại học Leicester của Anh, Delta Plus có thể gây ra “những đặc tính kháng vắc xin đáng kể”.

BBC cho hay, các loại vắc xin Covid-19 đang sử dụng được bào chế để chống lại những phiên bản của virus corona trước khi có Delta Plus. Do dó, hiệu quả phòng biến chủng mới có thể chưa được tốt. Nhưng theo các chuyên gia, tiêm vắc xin Covid-19 hiện vẫn là phương pháp hiệu quả để bảo vệ mạng sống của con người nhờ làm giảm nguy cơ nhiễm virus corona bị chuyển biến nặng.

Theo phân tích của Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE), 2 liều vắc xin Covid-19 Pfizer hoặc  AstraZeneca giúp đạt hơn 90% hiệu quả phòng khả năng phải nhập viện đối với bệnh nhân mắc biến chủng Delta. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 liều vắc xin, hiệu quả ngăn chuyển biến nặng vì nhiễm Delta bị giảm đi.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo điều càn thiết là người dân cần tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 để chống lại các biến chủng đang hoành hành và sắp xuất hiện.

Các chuyên gia nhấn mạnh thêm, dù số ca mới mắc Covid-19 đang gia tăng trên toàn lãnh thổ Anh, nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong thấp hơn rất nhiều so với làn sóng trước. Nguyên nhân chính là nhờ chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 diễn ra thành công.

Theo Economic Times, tại Ấn Độ, các chuyên gia cũng khẳng định ở thời điểm hiện tại, biến thể Delta Plus “có thể chưa gây ra lo ngại”, nhưng không nên mất cảnh giác nhất là trong mùa lễ hội.

“Chưa cần phải lo lắng về AY.4.2. Mối quan ngại duy nhất hiện nay là việc đám đông tập trung trong các lễ hội mà không thực hiện bất cứ biện pháp phòng bệnh nào”, Tiến sĩ Anurag Agrawal, Giám đốc Viện Gene và Sinh học Tích hợp (IGIB) tại New Delhi nhấn mạnh.

Cho tới nay, Ấn Độ mới chỉ có khoảng 20 ca Covid-19 được xác định nhiễm biến thể Delta Plus.

Giám đốc Trường Sinh học Trivedi thuộc Đại học Ashoka là ông Shahid Jameel cho biết, hiện dữ liệu nghiên cứu về biến thể AY.4.2 còn rất hạn chế.

Nhưng các chuyên gia cho hay, mọi chuyện sẽ diễn biến khác khi Ấn Độ có thêm người tiêm phòng vắc xin Covid-19. Dữ liệu được chính phủ Ấn Độ công bố cho thấy, nước này đã sử dụng 1,07 tỷ liều vắc xin Covid-19 và trong số này khoảng 75% người trưởng thành đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin. Ngoài ra, 31% đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19. 

Ông Sandeep Budhiraja, Giám đốc nhóm y tế tại Bệnh viện Max Healthcare, cho biết Delta Plus có thể có tốc độ lây lan nhanh hơn, nhưng không thể khiến nhiều bệnh nhân bị chuyển biến nặng hơn.

“Số ca mới mắc có thể tăng nhanh ở địa phương trong mùa lễ hội, nhưng nó sẽ không đủ sức tạo ra làn sóng Covid-19 mới. Nếu người dân được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, bệnh tình sẽ được giảm nhẹ và có thể kiểm soát. Lúc này, nó sẽ chỉ còn là bệnh ở địa phương”, ông Budhiraja nói.

Nơi duy nhất trên thế giới thừa vắc xin Covid-19 nhưng số ca mắc và tử vong liên tục phá kỷ lục

Nơi duy nhất trên thế giới thừa vắc xin Covid-19 nhưng số ca mắc và tử vong liên tục phá kỷ lục

Châu Âu là nơi duy nhất trên thế giới có dư vắc xin Covid-19, nhưng số ca mới mắc và tử vong vì nhiễm virus corona vẫn liên tục phá kỷ lục. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !