Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24

M16 hiện là dòng súng trường thông dụng nhất trong biên chế Quân đội Mỹ và các quốc gia NATO hiện nay.

Súng trường tấn công M16

Trên thế giới hiện nay, dù đã xuất hiện nhiều loại súng trường hiện đại, nhưng M16 vẫn nổi tiếng với vai trò là một trong những dòng súng trường tiêu chuẩn hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Súng trường M16 là bản thiết kế lại của súng AR-15 được hãng ArmaLite bán bản quyền lại cho hãng Colt. M16 hiện là dòng súng trường thông dụng nhất trong biên chế Quân đội Mỹ và các quốc gia NATO hiện nay. Thiết kế của dòng súng trường Mỹ này cũng được nhiều nước vay mượn để phát triển các phiên bản “M16 nội địa”.

Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 1

Súng trường M16A2.

Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 2
Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 3
Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 4
Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 5
Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 6

Xạ thủ quân đội các quốc gia ASEAN trang bị súng trường M16 tham gia Giải AARM-24

Theo chuẩn NATO, súng trường M16 sử dụng đạn cỡ 5,56x45mm và hộp tiếp đạn tiêu chuẩn loại 20 và 30 viên. Điểm mạnh của M16 là trọng lượng nhẹ do áp dụng vật liệu nhẹ như: Hợp kim nhôm, nhựa tổng hợp… trong quá trình chế tạo. Súng M16 cũng có độ chụm khi bắn tốt, dù nhiều chuyên gia đánh giá súng dễ bị hỏng hóc khi hoạt động trong môi trường khắc nghiệt vì các lỗi ở hệ thống trích khí hoặc hóc đạn.

Sử dụng hệ thống trích khí phản lực và lên đạn bằng tay, M16 rất tiện dụng và tin cậy. Tính từ thời điểm ra mắt năm 1960 tới nay, súng M16 đã có 5 phiên bản với bản hiện đại nhất là M16A4. Tham gia Giải AARM-24, quân đội các nước ASEAN sử dụng 2 phiên bản của súng trường M16 là A2 và A4. Sự khác biệt chính của hai phiên bản này là việc bản M16A4 bỏ phần tay cầm trên thân súng và tích hợp ray thép Picatinny tiện dụng cho việc lắp đặt các thiết bị hỗ trợ chiến đấu kèm theo.

Thông tin kỹ thuật của súng trường M16:

Cỡ đạn sử dụng: 5,56x45mm NATO/M885.

Cơ cấu trích khí: Phản lực khí thuốc và lên đạn thủ công.

Chiều dài tổng thể: 1066mm (bản M16A2) và 1000mm (M16A4).

Trọng lượng không mang hộp tiếp đạn: 3,77kg (bản A2) và 3,4kg (bản A4).

Hộp tiếp đạn: Loại 20 và 30 viên chuẩn NATO.

Tốc độ bắn: 700-950 viên/phút.

Đại úy Pratya Takham, Giám sát viên Đội súng trường quân dụng Thái Lan:Đây là loại súng bộ binh hiệu quả trong chiến đấu tầm xa. M16A2 cũng được Quân đội Thái Lan sử dụng trong huấn luyện thi đấu tại Giải AARM-24.

Trung sĩ Alan Lao, Đội súng trường quân dụng Philippine:M16A2 hiệu quả cho cả bắn chiến đấu và thi đấu.

Thiếu tá Azmar, Đội trưởng Đội súng trường quân dụng Malaysia:Quân đội Malaysia sử dụng 2 loại súng trường, trong đó có M16A2. Đây là loại súng có tầm bắn hiệu quả nhất đối với chúng tôi là vào khoảng 300 đến 400 mét, phù hợp cho thi đấu, huấn luyện và chiến đấu.

Thượng úy Somock, Đội súng trường quân dụng Lào:Súng trường M16 là phù hợp với kỹ năng thi đấu súng trường của Đội súng trường quân dụng Lào.

Trung úy But Ratana, Đội trưởng Đội súng trường quân dụng Campuchia:M16 rất phù hợp với năng lực thi đấu của các xạ thủ Campuchia.

Đại úy Sufrien, Đội Súng trường quân dụng Brunei:Súng trường M16A4 có một chút khác biệt so với M16A2 nhưng tính năng kỹ chiến thuật tương đối giống nhau. Đội súng trường Brunei trang bị súng M16A4 với mong muốn đạt kết quả cao nhất có thể được trong khuôn khổ thi đấu Giải AARM-24.

Súng trường MA-1 Mark II

Được coi là một điểm nhấn tại AARM-24, khi MA-1 Mk II là dòng súng trường duy nhất được sản xuất hoàn toàn nội địa tại Myanmar. Hiện có rất ít thông tin về dòng súng trường nội địa này của Myanmar, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, MA-1 Mk II được phát triển dựa trên nguyên gốc súng trường Galil của Israel.

Theo lời giới thiệu của xạ thủ Myanmar tham dự AARM-24, súng trường MA-1 Mk II dùng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO. Súng được thiết kế dùng nhiều vật liệu nhẹ như: Nhựa tổng hợp và hợp kim giúp trọng lượng tổng thể khá nhẹ (khoảng 4kg). Hộp tiếp đạn của MA-1 Mk II được làm làm dẹt và hơi cong với khả năng chứa 30-35 viên đạn. Phần báng súng được làm bằng nhựa tổng hợp với thiết kế gần giống các loại súng trường bắn tỉa chuyên nghiệp.

Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 7

Súng trường MA-1 MK II.

Các dòng súng trường tấn công góp mặt tại AARM-24 - ảnh 8

Xạ thủ Myanmar với súng trường MA-1 MK II.

Súng MA-1 Mk II sử dụng cơ cấu trích khí phản lực khí thuốc dùng thoi đẩy và lên đạn thủ công có độ tin cậy cao khi hoạt động trong môi trường khắc nhiệt.

MA-1 Mk II hiện là trang bị tiêu chuẩn của Lục quân Myanmar.

Thông tin kỹ thuật của súng MA-1 Mk II:

Cỡ đạn sử dụng: 5,56x45mm

Chiều dài tổng thể: gần 1.000mm

Chiều dài nòng: 460mm

Trọng lượng: 4kg

Hộp tiếp đạn: 30-35 viên

Tốc độ bắn: 650 viên/phút

Tầm bắn hiệu quả: 400m

Đại úy Myint Zaw Oo, Đội trưởng Đội súng trường quân dụng Mi-an-ma:

Súng trường MA-1 Mark II do Myanmar sản xuất có tầm bắn hiệu quả 400m. Với tính năng tác dụng, thiết kế phù hợp cho tác chiến cơ động, MA-1 MKII được trang bị cho toàn bộ Lục quânMyanmar. Tham dự Giải AARM-24, Đội súng trường Myanmar sử dụng loại súng này với mục tiêu phát huy tối đa kỹ năng của xạ thủ đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các nước tham gia giải trang bị các loại súng trường thi đấu khác nhau.

Theo SƠN DƯƠNG ĐÔNG (QĐND Online)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !