Các cách dạy con trở thành người đồng đội tốt, góp phần phát triển thể chất và nhân cách

Lợi ích của các môn thể thao đồng đội là gì? Cách dạy con trở thành một đồng đội tốt? Làm thế nào để nuôi dưỡng tinh thần đồng đội ở trẻ em?... là những câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con.

Nếu bạn hoặc con bạn đã từng chơi các môn thể thao đồng đội, bạn sẽ biết chúng có lợi như thế nào đối với việc học tập và phát triển. Trở thành thành viên của một nhóm dạy cho bạn trách nhiệm, có tinh thần thể thao và cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung.

Tuy nhiên, việc trở thành một đồng đội tốt không phải lúc nào cũng tự nhiên mà có. Điều quan trọng là phải nuôi dưỡng hành vi đồng đội tốt khi con bạn bắt đầu tham gia các môn thể thao, vì những phẩm chất này sẽ không chỉ áp dụng cho trò chơi mà còn cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. 

Lợi ích của các môn thể thao đồng đội

Theo Amy Morin, nhà trị liệu tâm lý và tác giả sách bán chạy nhất quốc tế (“13 điều cha mẹ có tinh thần thép không nên làm”, “13 điều phụ nữ có tinh thần thép không nên làm” và “13 điều trẻ khỏe mạnh nên làm”), các môn thể thao đồng đội có rất nhiều lợi ích về sự phát triển cho trẻ em, bao gồm dạy các kỹ năng vận động như phối hợp tay mắt, kỹ năng xã hội bằng cách tương tác với bạn bè đồng trang lứa và kỹ năng giao tiếp cần thiết để thực hành làm việc theo nhóm.

 

Ngoài những lợi ích về sự phát triển, chơi các môn thể thao có tổ chức còn dạy trẻ cách trở thành những nhà lãnh đạo cũng như nhân viên giỏi, giúp trẻ đối mặt với cả chiến thắng cũng như thất bại, đồng thòi dạy trẻ rèn luyện đức tính chăm chỉ, cống hiến và kiên trì. 

Điều gì tạo nên một đồng đội tốt?

Trở thành một đồng đội tốt là tất cả những gì cần có trong các hoạt động thể thao. Điều này có nghĩa là hỗ trợ đồng đội khi họ chơi tốt, cũng như khi họ mắc lỗi.  Morin nói: “Thật dễ dàng để cổ vũ các đồng nghiệp của bạn sau khi ghi một bàn thắng. Thử thách là thể hiện sự hỗ trợ khi đồng đội của bạn sút trượt”.

Làm thế nào để nuôi dưỡng hành vi đồng đội tốt ở trẻ em?

Mặc dù tinh thần thể thao tốt được học trên sân chơi và thông qua tương tác nhóm, nhưng cha mẹ cũng có thể góp phần thúc đẩy hành vi tốt của đồng đội thông qua các phương pháp sau:

Khen ngợi

Một cách để khuyến khích hành vi đồng đội tốt của con là khen ngợi. Morin cho rằng: “Cha mẹ nên khen con họ chơi thể thao giỏi và cổ vũ đồng đội, thay vì chú ý đến số điểm chúng ghi được trong trò chơi”.

Nên đặt những câu hỏi như “Hôm nay lúc nào mà con thực sự thấy mình là một người đồng đội tốt?” và “Ai là đồng đội tốt nhất trong đội của con và tại sao?”... Khơi dậy những cuộc trò chuyện khiến trẻ em suy nghĩ về lý do tại sao trở thành một người đồng đội tốt lại quan trọng và sẽ phấn đấu để trở thành một người đồng đội tốt.

Thay vì cố gắng huấn luyện con bạn và nói cho chúng biết cách chơi, cha mẹ nên tập trung vào việc cố gắng truyền cho con một thái độ tích cực. Bạn không thể kiểm soát kết quả trận đấu, nhưng bạn có thể kiểm soát thái độ và cách bạn phản ứng. Chính thái độ của của cha mẹ sẽ là cầu nối tốt nhất giúp con xây dựng được tinh thần đồng đội.

Hướng dẫn cụ thể cho con về cách để trở thành một người đồng đội tốt

Đôi khi, cách tốt nhất để khiến con bạn làm điều gì đó là chỉ cho con cách làm. Cha mẹ có thể tạo mô hình hành vi đồng đội tốt trong giờ chơi, cho dù đó là bất kỳ trò chơi nào.

Cha mẹ hãy nói cho con biết làm thế nào để có thể trở thành một người đồng đội tốt, từ cách phối hợp với đồng đội, thể hiện thái độ trong khi chơi, cũng như việc chấp nhận kết quả... Đồng thời cho trẻ thấy rằng, tinh thần đồng đội không chỉ nên thể hiện trên sân chơi, mà cả ở ngoài đời sống hàng ngày, trong học tập…

Cùng con xem các trò chơi thể thao và chỉ cho con thấy những hành động thể hiện tinh thần đồng đội tốt trong trận đấu

Một cách khác để dạy con bạn trở thành một đồng đội tốt là cùng con xem các trò chơi thể thao. Chẳng hạn khi đội thể thao yêu thích của bạn đang chơi, hãy hòa nhịp với con bạn và chỉ ra những ví dụ cụ thể về tinh thần thể thao tốt khi bạn thấy điều đó đang diễn ra trong trận đấu.

 

Những hành vi đơn giản như các cầu thủ ôm nhau khi ghi điểm hoặc cầu thủ khoác tay lên vai đồng đội, hay kéo người đồng đội dậy khi anh ấy/cô ấy bị ngã… Tất cả những điều này đều cho thấy một tinh thần đồng đội tốt. Hãy cho con bạn thấy điều đó. 

Khơi dậy tinh thần đồng đội cho con

Cha mẹ có thể đặt những câu hỏi tự phản ánh để giúp con có suy nghĩ về việc trở thành một người đồng đội tốt. Chẳng hạn, thay vì đặt câu hỏi về màn trình diễn của các cầu thủ, vận động viên, hãy làm cho trẻ suy nghĩ về thái độ, cách cư xử của người chơi với đồng đội.

Ví dụ cha mẹ có thể hỏi con những câu hỏi: “Khi đội của con thua con sẽ làm gì, suy nghĩ gì để không cảm thấy buồn?" hoặc “Làm thế nào con có thể hỗ trợ đồng đội khi họ gặp khó khăn?”… Đây đều là những câu hỏi tuyệt vời để bắt đầu khơi dậy tinh thần đồng đội cho trẻ.

Có thể thấy, các môn thể thao đồng đội có rất nhiều lợi ích cho trẻ về xây dựng tinh thần đồng đội. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội sau nay. Bạn có thể dạy con mình trở thành một đồng đội tốt bằng nhiều cách bao gồm làm gương cho con và hướng dẫn con trong từng khía cạnh của cuộc sống, cũng như áp dụng những biện pháp trên đây nhé.

Hạ Thảo (theo Izvestia)

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !