Cả nhà bồng bế nhau đi khám hậu Covid-19, các chuyên gia lên tiếng
Những ngày qua thông tin về hậu Covid-19 đang “sôi sục” trong cộng đồng. Ai cũng lo sợ hậu Covid-19 nên cố gắng làm sao để đi khám được.
Sau khi nhiễm Covid-19 được 2 tuần, chị Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) thấy người mệt mệt, các con 12 tuổi và 8 tuổi cũng than mệt, chán ăn nên chị Hà và chồng bàn nhau đi khám hậu Covid-19.
Vì bảo hiểm của gia đình liên hệ với 1 bệnh viện tư nên chị Hà đã đến đó làm tầm soát hậu Covid-19. Chị Hà được bác sĩ cho xét nghiệm máu, chiếu chụp CT phổi để đánh giá tổn thương phổi.
Chị Hà khá bất ngờ vì phổi có tổn thương nhẹ. Các con của chị có biểu hiện viêm hô hấp trên… Những người cùng đi tầm soát với gia đình chị Hà, chị thấy có nhiều người bị tổn thương phổi rất nặng.
Theo BSCK II Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương việc khám hậu Covid-19 không phải tất cả mọi người. Khi đi khám thì không có khuyến cáo chung tất cả ai bị Covid-19 cũng phải chụp CT phổi mà chỉ tuỳ từng người, bác sĩ sẽ khám và có chỉ định lâm sàng cho từng người một chứ không áp dụng chung một khuyến cáo cho tất cả mọi người.
Hiện nay, tình trạng hậu Covid-19 đang trở thành nỗi ám ảnh với cộng đồng. TS BS Quan Thế Dân – Nguyên BS Bệnh viện Thống Nhất, BS tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại BV tầng 3, Bình Dương vào năm 2021 chia sẻ hiện tình trạng hậu Covid-19 đang khiến mọi người lo sợ, nó trở thành con ngáo ộp.
Hậu Covid-19 có thực sự đáng sợ? |
Sự thật, bác sĩ Dân cho rằng có hậu Covid-19 nhưng không phải ai cũng bị hậu Covid-19. Ngay cả trường hợp BS Dân từng điều trị bệnh nhân phải thở oxy HFNC, phổi đông đặc nhưng sau khi ra viện bệnh nhân dần hồi phục và sau 6 tháng sức khoẻ gần như về trạng thái ban đầu.
Không riêng gì Covid-19 ngay cả khi bạn mắc sốt xuất huyết hay cảm cúm, sau đó cũng kéo dài tình trạng mệt mỏi, ho và cơ thể cần thời gian để bình phục. Có người mắc sốt xuất huyết 3, 4 tháng sau vẫn như người đi mượn nhưng không ai lo hậu sốt xuất huyết.
Người dân ai cũng lo sợ đổ xô đi khám Covid-19 không cần thiết. Những người trẻ, đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin đa phần sau khi âm tính sức khoẻ đều ổn định dần dần, đi làm. Người bệnh chỉ cần tăng cường vận động sẽ bình phục.
Lo lắng hậu Covid-19 thái quá nó sẽ trở thành ám thị chính bản thân mình có triệu chứng. BS Dân cho rằng thay vì ngồi đó lo hậu Covid-19, người bệnh đã khỏi Covid-19 nên bình tĩnh và hiểu rõ tình hình sức khoẻ của mình đưa ra lựa chọn hiệu quả hơn.
PGĐ bệnh viện Covid-19: Hậu Covid-19 biến chứng nặng là chuyện xa xưa rồi!
Lúc chưa tiêm bao phủ vắc xin, cộng với quá tải y tế thì hậu Covid-19 có thể xảy ra. Hiện nay đã tiêm bao phủ vắc xin toàn dân, chủng Omicron virus chỉ nằm ở cổ họng thì không thể xuống phổi gây xơ phổi
Theo BS Trương Hoàng Hưng - Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas, Hoa Kỳ tình trạng lo lắng hậu Covid-10 đang rất phổ biến như một hội chứng chung. Trong khi ở các nước phương Tây như Mỹ, hậu Covid-19 là có thật, điều trị hậu Covid-19 cũng có thật. Tuy nhiên đến nay không ai đưa ra một khuyến cáo, phác đồ về tầm soát hậu Covid-19 vì người ta thấy nó chưa đủ quan trọng để làm như thế.
Một số ít người bệnh sau khi khỏi Covid-19 sẽ có một số triệu chứng kéo dài, nhiều tuần tới nhiều tháng, do virus đã gây tổn thương cơ thể trong một mức độ nào đó, nhất là phổi. Nhưng hầu hết các triệu chứng hậu Covid-19 sẽ dần dần biến mất theo thời gian, việc điều trị cũng dựa trên từng loại triệu chứng. Thêm vào đó, bệnh nhân nên ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức, sống lạc quan thì bình phục nhanh hơn.
BS Hưng cho rằng chỉ khi nào các triệu chứng hậu Covid nặng và kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của chúng ta đáng kể, lúc đó chúng ta mới tìm tới các bác sĩ nhờ giúp đỡ.
Việc điều trị hậu Covid chủ yếu là điều trị triệu chứng nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh đau đâu trị đó, yếu đâu tập luyện ở đó và các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng chỉ cần trong trường hợp có ích cho quá trình điều trị.
BS Hưng cho rằng không phải tất cả các F0 phải được chụp CT phổi, đây là quan niệm sai lầm. BS Hưng nhấn mạnh không có một size nào chung cho tất cả mọi người nên trong điều trị bệnh cũng tương tự.
BS Hưng cho rằng cho dù là người có triệu chứng hô hấp kéo dài, nếu CT scan thấy vài vết sẹo nhỏ hay chỉ là một XQ phổi cũng không thay đổi liệu trình điều trị.
Khánh Chi
Rối loạn tiêu hoá chỉ vì bổ sung quá nhiều C
Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và uống ngay sau khi vắt. Người lớn chỉ uống khoảng 200ml mỗi ngày và 100ml đối với trẻ em là đủ.
Sợ hậu Covid-19 hơn F0, nhiều người tự ám thị với mình
Nhiều người tự nhận mình bị hậu Covid-19 với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, bồi hồi... đây là do tâm lý ám thị với chính mình.
Xét nghiệm âm tính đã khỏi bệnh chưa?
Nhiều người chủ quan xét nghiệm âm tính đã nghĩ rằng mình khỏi bệnh và không tiếp tục theo dõi sức khoẻ thêm.