Cả gia đình hốt hoảng vì xét nghiệm CEA tăng cao

Sắp đi du học nên Hoàng A. được bố mẹ đưa đi khám bệnh tại một bệnh viện tư. Kết quả chỉ số xét nghiệm CEA tăng, bác sĩ ghi theo dõi ung thư đại tràng khiến cả gia đình Hoàng A. hốt hoảng.

Nguyễn Hoàng A. (trú tại Long Biên, Hà Nội) vẫn không thể nào quên kết quả khám sức khỏe trước khi đi du học Bỉ của mình vào đầu năm 2022. 

Bác sĩ gọi Hoàng A. và mẹ vào báo kết quả xét nghiệm nồng độ CEA của cô tăng cao và ghi theo dõi ung thư đại tràng. Cầm kết quả, cô và mẹ đều lo lắng. Sau đó, Hoàng A. được tư vấn nội soi đại trực tràng đánh giá xem có tổn thương ung thư không. Kết quả nội soi vẫn không thấy bất thường.

Ngay hôm sau, hai mẹ con Hoàng A. bay vào TP.HCM nhờ người quen làm bác sĩ về ung bướu xem lại và sàng lọc thêm lần nữa.

Khi khám lần nữa, bác sĩ cho biết cô chỉ bị viêm loét dạ dày lành tính không có dấu hiệu của ung thư.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, cho biết kết quả này không nói lên điều gì, không thể nói Hoàng A. bị ung thư. Chỉ số xét nghiệm định lượng CEA trong máu không được sử dụng để sàng lọc ung thư.

Thạc sĩ Vũ chia sẻ, hầu như ngày nào ông cũng nhận được những lời "cầu cứu" của không ít bệnh nhân được quảng cáo đi tầm soát ung thư bằng xét nghiệm, chỉ số tăng nên lo sợ ung thư. 

Bác si Vũ khám cho bệnh nhân. 

TS Phạm Nguyên Quý -  bác sĩ điều trị tại Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren, Nhật Bản, cho biết việc xét nghiệm CEA làm tăng lo lắng cho người dân và không được khuyến cáo trong tầm soát ung thư.

Theo bác sĩ Quý, nếu ung thư đại trực tràng thì chỉ tới khi nào tế bào ung thư “ăn thủng” đại tràng, khả năng ung thư xuất hiện trong máu là cao, hoặc ung thư có thể tiết ra một số chất liên quan như CEA, CA19-9 với nồng độ đủ cao để phát hiện qua xét nghiệm máu.

Theo một số nghiên cứu, độ nhạy của CEA thay đổi theo giai đoạn, chỉ tầm 21% cho giai đoạn I, 39% ở giai đoạn II và 42% đối với giai đoạn III.

Nếu dựa vào CEA tầm soát ung thư bạn sẽ chủ quan vì nhiều người âm tính giả, và mình đã thấy nhiều ca nhập viện vì tắc ruột trong khi CEA hoàn toàn âm tính.

Không ít người xét nghiệm CEA dương tính thì bác sĩ sẽ thường chỉ định thêm hàng loạt xét nghiệm để đánh giá "từ đầu tới chân" xem nguyên nhân tăng CEA là do đâu.

Đối với bệnh nhân có khó khăn tài chính thì đây thực sự là 'thảm hoạ' vì ngoài lo lắng, ảnh hưởng tâm lý, họ sẽ tốn hàng triệu tới hàng chục triệu đồng cho các xét nghiệm như CT cản quang hoặc PET/CT, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm bụng,...

Ngoài ra, theo TS Quý, báo cáo khác cho thấy việc sử dụng xét nghiệm máu để tầm soát ung thư làm tăng nguy cơ gặp biến chứng y khoa do chẩn đoán và can thiệp quá mức không cần thiết.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Vân, tốt nghiệp ĐHYD TP.HCM năm 1980, hiện đang làm việc tại Canada, để phát hiện ung thư, người ta vẫn dùng các phương pháp tầm soát kinh điển như chụp hình phổi, soi trực tràng, làm PAP smear cổ tử cung v.v. trên các nhóm mà người ta biết có nguy cơ ung thư (người hút thuốc, người lớn tuổi, người trong gia đình có người bị ung thư…).

Cho đến khi kỹ thuật y học tiến bộ và rất hoàn thiện, thì kỹ thuật phát hiện tế bào ung thư đang luân chuyển trong máu, hay các sản phẩm của chúng, hay các biomarkers (dấu hiệu sinh học) như các gen đột biến trên được xem là vẫn còn rất sơ khai.

Khi xét nghiệm gen, nếu giả thuyết người ta phát hiện được bạn đã bị cả 132 gen đột biến trong xét nghiệm, cũng không khẳng định được bạn sẽ bị ung thư nhưng nó lại để lại hậu quả ám ảnh suốt đời cho bạn.

Bác sĩ Vân cho rằng tại sao lại bỏ tiền ra để chuốc lấy lo âu phiền muộn mà chưa chắc gì nó sẽ xảy ra. Với người xét nghiệm âm tính cũng chưa nên vội mừng rằng bạn không có nguy cơ bị ung thư. 

Khánh Chi 

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !