“Bún mắng cháo chửi” Hà Nội lên truyền hình CNN: "Tôi rất vui và bất ngờ..."

“Tôi rất vui và bất ngờ. Vì trước đây tôi cứ cho rằng chỉ một mình tôi là người lập dị, vì tôi rất thích vào những quán bún mắng cháo chửi ở ngoài Hà Nội”

Câu chuyện bún mắng cháo chửi lên kênh truyền hình CNN (Mỹ) đã gây xôn xao dư luận. Mỗi người mỗi ý, tranh luận khác nhau. Người thì cho rằng, tôi bỏ đồng tiền ra, tôi cần được tôn trọng, và được phục vụ. Có người còn cảm thấy nhục vì chuyện này lại trưng lên cho cộng đồng quốc tế soi vào và đánh giá thấp Việt Nam. Nhưng có người lại cho rằng đó là nét riêng của quán, và phải chăng phải có gì đó, người ta mới đến đông như vậy.

Để rộng đường dư luận, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với blogger Nguyễn Ngọc Long, một người trẻ và có suy nghĩ hoàn toàn khác với nhiều người về câu chuyện này.

“Bún mắng cháo chửi” Hà Nội lên truyền hình CNN:

Hình ảnh "bún mắng" "cháo chửi" lên CNN

PV: Xem những thông tin “bún mắng” "cháo chửi", lên CNN, anh có suy nghĩ gì?

Tôi rất vui và bất ngờ. Vì trước đây tôi cứ cho rằng chỉ một mình tôi là người lập dị, vì tôi rất thích vào những quán bún mắng cháo chửi ở ngoài Hà Nội. Trong mắt tôi, đó là một đặc sản không thể bỏ qua.

PV: Anh có nghĩ cộng đồng sẽ nhìn Việt Nam bằng con mắt khác về văn hóa "phục vụ" và thụ hưởng văn hóa nói chung không?

Không bao giờ có chuyện đó, vì họ thừa hiểu đây chỉ là thiểu số. Những quán này dù số lượng có gấp 5 - 10 lần như vậy cũng chỉ như muối bỏ biển không thể nào làm thành đại diện cho số đông, tới mức làm cho du khách nước ngoài mặc nhiên cho rằng văn hoá phục vụ của Việt Nam là như vậy. 

Xã hội bây giờ nhiều người thích nâng tầm, làm quá. Họ thích mang góc nhìn và văn hoá của mình áp vào cho người khác. Tôi đoán du khách họ chỉ coi đây là kiểu phục vụ nội bộ của quán ăn được nhắc tới, cùng lắm là nét văn hoá của người chủ quán này. 

Họ không thể quy nạp thành văn hoá phục vụ của người Việt Nam nói chung được. Và thực tế đó cũng là chuyện phi lý. Ở Nhật hoặc một số nước phát triển, người ta cũng có quán ăn trong bồn cầu, toilet, bát dĩa hình cục phân, bình trà hình bồn tiểu... 

Hoặc có nơi phục vụ bán bánh hình tay chân, các bộ phận thân thể người toe toét máu. Đó là có thể coi như một vài hàng quán lập dị, khác số đông, phục vụ cho những người có một sở thích riêng. Tôi chưa thấy ai vì những hình ảnh đó mà nói rằng cả nước Nhật có văn hoá ăn uống kiểu bồn cầu.

Nếu là anh, anh có đến những nơi "cháo chửi", "bún mắng" không?

Không những đến mà tôi còn hạnh phúc khi được đến những nơi như vậy. Còn nhớ cách đây gần 10 năm, lần đầu được bạn dắt đi ăn quán lòng chửi một cách vô tình, tôi say sưa ngồi nghe bà chủ chửi (người khác) vô cùng thích thú. Chửi kiểu vui vui có mà chửi bậy, chửi tục cũng có luôn. Tôi rất muốn hỏi xoáy bà ấy vài câu để được nghe chửi nhưng không đủ can đảm nên chỉ dám ngồi nghe người khác. Trong số khách tới quán, tôi thấy rất nhiều người cố tình chọc bà chủ để cho bà chửi và họ rất vui vẻ sảng khoải vì điều đấy.

Tôi nhận thấy cả người chửi và người nghe chửi đều không có gì cảm thấy ấm ức, tức giận hay xảy ra xô xát. Vì đơn giản một điều, chữ chửi ở đây cần được để trong ngoặc kép.

Rõ ràng có sự lệch pha giữa những người đến ăn và những người nghe kể rồi bình phẩm. Chủ của những quán này họ chửi theo quán tính, chửi cho vui, chửi cho sướng miệng, thậm chí đôi khi là cố tình chửi để làm điểm nhấn. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện để chúng ta giao tiếp và hiểu nhau thôi.

Tôi cho rằng thực khách của quán họ hiểu rằng các câu chửi này thực ra không phải chửi, cũng chẳng phải miệt thị hay xúc phạm gì họ cả. Vì vậy họ vui vẻ ngồi ăn. Trong khi một số người lại cho rằng ai vào quán là vô văn hoá rồi dị hợm này nọ tôi cho rằng là võ đoán.

Trong cuộc sống của chúng ta, có khi chỉ cần một ánh mắt, một cái chau mày, một cái khoát tay đã đủ để người đối diện cảm nhận được thái độ xúc phạm nặng nề và không bao giờ có thể nhìn mặt nhau được nữa. Nhưng cũng có khi người ta "chửi" (trong ngoặc kép) vào thẳng mặt bạn ầm ầm mà bạn chẳng cảm thấy gì. Vì đó là chửi, nhưng lại không phải chửi.

Cá nhân tôi là một khách hàng cực kỳ khó tính và kỹ tính. Tôi cũng có lòng tự trọng rất cao. Vậy nên bất kể hàng quán tôi bước vào là quán chửi hay quán bình thường, nếu tôi cảm thấy mình không được tôn trọng thì tôi sẽ bỏ đi ngay lập tức. Về quán lòng chửi mà tôi đã kể, tôi không cảm thấy điều đó trong các câu chửi như hát hay của bà chủ quán.

Vậy anh lý giải thế nào về việc, cháo chửi, bún quát lại đông khách đến vậy?

Một số người nói rằng vì quán ngon nên người ta ghé. Số khác thì bảo do thực khách hiếu kỳ. Điều đó tôi chưa đi hết thì tôi không thể biết. Nhưng tôi nghĩ là cuộc sống bây giờ có quá nhiều lựa chọn. Quán của bà ngon thì sẽ có quán khác ngon hơn, làm gì ngon tới mức để người ta chấp nhận vừa ngồi ăn vừa nghe chửi? Chỉ có thể lý giải điều này theo cách là người đến quán họ không bận tâm về những lời chửi mắng đấy.

Hoặc họ cho rằng như vậy cho vui, hoặc cùng lắm họ chỉ chép miệng ối giời bà ấy lắm mồm như vậy chứ có thực tâm mắng chửi ai đâu, thế nên họ cứ ăn cứ uống và cứ tận hưởng vui chơi theo cách mà họ muốn.

Nhìn từ góc độ truyền thông, anh có nghĩ kiểu phục vụ này vẫn sẽ tồn tại và phát triển hay không?

Ở Việt Nam mình, chưa có văn hoá tôn trọng sự đa dạng và khác biệt. Tôi nghĩ là các cơ quan văn hoá sẽ chiếu theo quy định này kia để xử phạt các quán ăn này. Rồi có những vị khách họ vào quán thì thấy bình thường, nhưng bị bạn bè người thân nói ra nói vào thì sẽ khó chịu rồi ngại tới. Điều đó dẫn tới các bà chủ quán bún mắng cháo chửi phải tự thay đổi hành vi và thói quen ăn nói thoải mái của mình.

Trong thời gian ngắn sắp tới, tôi nghĩ số lượng các quán này có thể sụt giảm, đó là điều không tránh khỏi. Nhưng khi xã hội càng ngày càng phát triển và mọi người tôn trọng không gian văn hoá của nhau hơn, tôi kỳ vọng bún mắng cháo chửi lại bùng phát quay trở lại. Gọi họ là lập dị cũng được, nhưng người lập dị cần có chỗ ăn uống vui chơi của người lập dị, và sở thích thói quen này cần được tôn trọng một cách nghiêm túc.

 Không gian văn hoá và sự đa dạng của đôi bên không bị phương hại, không bên nào tự coi mình là tốt đẹp hơn bên nào cả. Đơn giản, đó là khác biệt.

Vậy nên, việc một số người xúc phạm người bán và cả người mua trong các quán bún mắng cháo chửi này, tôi nghĩ họ cần xem xét lại hành vi ứng xử và lời nói của mình.

Cảm ơn anh!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.