Bức tranh làng quê tỉnh Thái Bình thay đổi nhờ nông thôn mới

Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, Thái Bình đã có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Thái Bình cũng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu sang năm 2020 sẽ có 5% số xã trở lên đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Làng quê Thái Bình thay đổi nhanh chóng nhờ Nông thôn mới.

Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình đã huy động được tổng nguồn lực huy động để xây dựng nông thôn mới (bằng tiền, ngày công, xi măng tỉnh hỗ trợ 1.281.854 tấn, hiến đất, tài sản,…) lũy kế từ năm 2011 đến hết năm 2019, ước khoảng 19.798 tỷ đồng.

Trong đó: Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.407 tỷ đồng (chiếm 7,1%); nguồn ngân sách tỉnh 4.324,6 tỷ đồng (chiếm 21,8%); nguồn ngân sách huyện, thành phố 1.611,6 tỷ đồng (chiếm 8,14%); nguồn ngân sách xã 3.903,6 tỷ đồng (chiếm 19,71%); nguồn vốn lồng ghép từ các dự án khác 2.615,7 tỷ đồng (chiếm 13,2%);

nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức 1.159,3 tỷ đồng (chiếm 5,8%); nguồn vốn tín dụng 1.035,6 tỷ đồng (chiếm 5,2%); con em xa quê đóng góp 343,8 tỷ đồng (chiếm 1,72%); nguồn huy động nhân dân đóng góp 3.569,5 tỷ đồng, chiếm 18% (tiền mặt, ngày công đóng góp, hiến đất...).

Nhờ quá trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn tỉnh Thái Bình nói chung, các ngành nghề cũng cũng như kinh tế xã hội của địa phương có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể:

Về sản xuất nông nghiệp, đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với cùng loại sản phẩm. Nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng sản phẩm cao được nghiên cứu, khảo nghiệm, đưa nhanh vào sản xuất. Cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao đầu tư vào sản xuất. Nuôi trồng thủy sản đã quan tâm phát triển một số đối tượng chủ lực như ngao, cá vược, cá song, tôm sú, tôm thẻ chân trắng; các Hợp tác xã nông nghiệp từng bước ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ; hình thành các liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho hộ thành viên đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Các chính sách về giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực. Người nghèo từng bước được hỗ trợ, cải thiện về đời sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, giúp họ tự nỗ lực vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm hỗ trợ.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế cao và đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho nhân dân tại trạm y tế xã. Chương trình nước sạch nông thôn đã hoàn thành việc phủ kín các địa phương trong tỉnh.

Phong trào xây dựng xã, thôn, làng, gia đình văn hóa, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển sôi nổi, rộng khắp ở các xã, thôn. Hạ tầng thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chính quyền điện tử tỉnh.

Hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở được củng cố. Công tác quản lý, điều hành được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính.

Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới tiếp tục được giữ vững và phát triển; an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân của các xã được đổi mới.

Kết cấu hạ tầng nông thôn mới được tăng cường, tạo nên bộ mặt mới của nhiều xã, thôn khang trang, sạch, đẹp. Hệ thống bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, lưới điện, trạm bơm, cống đập, chợ, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, trạm cấp nước sạch, bãi xử lý rác thải,... được tập trung đầu tư xây dựng theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Đặc biệt, tín hiệu đáng mừng từ thực tế xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho thấy, hiện nay, phong trào văn hóa văn nghệ ở nông thôn đang phát triển ngày một sôi nổi, khai thác và phát huy chức năng của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

Nhiều đội văn nghệ, câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả tạo ra sân chơi văn hóa lành mạnh cho nhân dân. Song song với đó, phong trào thể dục thể thao quần chúng cũng ngày càng thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đời sống tinh thần cho nhân dân.


Khánh Chi

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !