BS điều trị F0 ở bệnh viện dã chiến: Có nhiều người muốn cả nhà cùng ở một nơi điều trị
Bệnh viện dã chiến số 8 thuộc tầng 2 theo mô hình 'tháp 4 tầng' điều trị Covid-19, chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 ở mức độ có triệu chứng
Những biện pháp đơn giản hữu ích phòng chống Covid-19
Ngoài thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang cũng chỉ ra một số biện pháp đơn giản hữu ích để phòng ngừa Covid-19.
Sắp xếp, lo cho người bệnh
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 8 thuộc quần thể Bệnh viện dã chiến thu dung số 3, 6, 7, 8, 9 - điều trị ca dương tính Covid-19 tại chung cư tái định cư Bình Khánh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức).
Tổng cộng tại BV dã chiến số 8 có 137 nhân viên của Bệnh viện Thống nhất và hơn 140 người thuộc Bệnh viện Bình Dân đến hỗ trợ. Bệnh viện dã chiến số 8 do Bệnh viện Bình Dân quản lý và Bệnh viện Thống Nhất hỗ trợ; hiện đang thu dung khoảng hơn 2.000 ca F0.
Bên trong bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. |
PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó giám đốc BV Thống nhất, kiêm Phó Giám đốc BV Dã chiến số 8 chia sẻ, việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân cũng không đơn giản. Dù là điều trị bệnh nhân ở mức độ có triệu chứng nhưng bệnh Covid-19 không nói trước được điều gì. Có bệnh nhân vào viện sau 4 tiếng đã suy hô hấp rất nhanh. Vì thế, khi bệnh nhân vào viện thì nhân viên y tế không thể chủ quan.
BS Quế cho biết việc điều trị, chăm sóc cho hàng nghìn người cũng không đơn giản như việc chia suất ăn.
Nếu suất ăn chia cho người bình thường cả nghìn người đã “cực”, chia cho bệnh nhân Covid-19 thì càng khó hơn. Có lúc, điều dưỡng, nhân viên hỗ trợ không đủ sợ thức ăn nguội, hư bác sĩ cũng gác việc lại để lên chia cơm cho bệnh nhân.
Ngoài ra, theo bác sĩ Quế, không chỉ điều trị bệnh nhân mà các bác sĩ còn cố gắng sắp xếp làm sao cho ổn thỏa nhu cầu của người bệnh.
Có 1 gia đình đều là F0 nhưng điều trị ở 2 bệnh viện dã chiến khác nhau. Họ mong muốn có thể cả gia đình về điều trị theo dõi chung 1 nơi. Lúc ấy bác sĩ cũng phải động viên, giải thích và cố gắng sắp xếp làm thế nào để hợp lý nhất nhu cầu của bệnh nhân.
BS Quế cho biết ông đang phải xử lý trường hợp hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại đây tha thiết xin thêm người chồng F0 bên bệnh viện khác vào cùng.
Bác sĩ cũng phải tính các phương án vì vận chuyển bệnh nhân Covid-19 không đơn giản như người thường, hiện trung tâm kiểm soát bệnh tật cũng quá tải. Nhân viên vừa động viên, vừa giải thích để người bệnh hiểu và thông cảm.
Cung cấp nhu yếu phẩm cho bệnh nhân. |
Mệt mỏi do tâm lý
BS CKI Trương Vân Anh, Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức BV Thống Nhất đang hỗ trợ điều trị tại BV dã chiến số 8 chia sẻ công việc hàng ngày của bác sĩ tại BV dã chiến cũng rất nhiều. Khi bệnh nhân vào viện bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nặng sẽ liên hệ bệnh viện khác để chuyển đi, bệnh nhân cũng có thể đưa vào các khu ICU ở chính block C của toàn nhà.
Mỗi tua trực nhận số bệnh nhân khác nhau, có thể một bác sĩ phải theo dõi 15 ca bệnh nặng.
Theo bác sĩ Vân Anh, bệnh nhân Covid-19 thường hoang mang, người bệnh tâm lý lo sợ nên ít nhiều ảnh hưởng sức khỏe khiến mệt, khó thở, ho… sinh ra các triệu chứng. Vì vậy, bác sĩ cần đánh giá được triệu chứng do sợ hãi hay bệnh lý để có thể phân luồng điều trị cho thật tốt.
BS Vân Anh chia sẻ có những bệnh nhân khi vào khu điều trị họ mệt mỏi, khó thở. Bác sĩ trấn an tâm lý cũng không được nên đưa xuống phòng ICU. Khi ở trong phòng ICU nhìn những bệnh nhân khác nặng hơn lại hoảng sợ hơn bác sĩ lại phải trấn an để bệnh nhân chấp nhận sự phân luồng của bác sĩ cho hợp lý.
Hiện tại BV dã chiến số 8 có khoảng 10% bệnh nhân diễn tiến nặng, bác sĩ theo dõi rất kỹ. Trường hợp suy hô hấp sẽ đặt nội khí quản nên phải phản ứng nhanh để chuyển bệnh nhân lên bệnh viện điều trị chuyên khoa.
Ví dụ ngày 18/7, có 1 bệnh nhân nữ sinh năm 1963, bác sĩ đã đánh giá nặng. Nhưng trong thời gian chuyển viện bệnh nhân đột ngột trở nặng, suy hô hấp cấp nên bác sĩ đã phải nhanh chóng đặt nội khí quản và chuyển bệnh nhân lên cơ sở cao hơn.
Khi xác định đi điều trị bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Vân Anh cho biết mọi người không còn sợ mình có mắc bệnh hay không, điều quan trọng là phải mặc đồ bảo hộ đúng cách, giữ gìn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nhất.
Khánh Chi
Dân săn lùng máy tạo oxy đề phòng dịch, giá tăng vọt gấp 4 'cháy hàng'
Đầu mối kinh doanh thiết bị y tế tại Hà Nội cho biết, từ vài ngày nay nhu cầu mua máy tạo oxy tăng đột biến. Máy tạo oxy kèm khí dung 5 lít hiện có giá hơn 30 triệu đồng, tăng gấp 4 lần mà không có hàng bán