Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cần “mạng lưới thông tin” kết nối các nhà khoa học
Cuộc thảo luận về “Chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp và xây dựng đất nước” (ảnh: VietNamnet) |
Cũng tại cuộc thảo luận, GS Ngô Bảo Châu cho hay: “Để thu hút thêm nhà khoa học Việt Nam đang làm việc nước ngoài, cần có một hội đồng cố vấn đồng thời mời những độc giả có quan hệ, có tình cảm làm cố vấn. Trên cơ sở đó, chúng ta cũng cần tôn trọng họ một cách thực sự: Tôn trọng ý kiến và giải pháp của họ. Hiện nay chúng ta đang thiếu “những con chim đầu đàn, ong chúa” trong khi ở Việt Nam chúng ta có nhiều vấn đề hay có thể nghiên cứu như: Môi trường biển hay biến đổi khí hậu.
Nhất là khi, Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu nhưng quan trọng là chúng ta phải có cơ chế riêng cho những người nghiên cứu”.
Liên quan đến cơ chế cho các nhà khoa học khi nghiên cứu ở Việt Nam, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: “Theo cơ chế tự chủ thì các ĐH và các học viện phải chủ động vấn đề này và chỉ chủ động mới có thắng lợi.
Cơ chế cũng gắn liền với trách nhiệm: Bộ đương nhiên có trách nhiệm, Nhà nước và các nhà khoa học đều phải có trách nhiệm. Bộ sẽ không can thiệp việc các trường mời GS, Bộ sẽ hỗ trợ và khuyến khích theo khả năng và tăng cường giám sát thông tin minh bạch. Còn việc vận hành là trách nhiệm các trường. Thu hút người tài về đóng góp chúng ta phải có chính sách trả lương và đãi ngộ.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là làm sao để chúng ta tiếp cận được với những nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và làm sao để ta biết họ có thực sự phù hợp với những dự án nghiên cứu của chúng ta hay không?
GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Khi chúng ta chưa có sức mạnh về kinh phí để tiếp cận với những nhà khoa học cần có cơ quan môi giới”.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay: “Chúng ta cần phải tìm những nhà khoa học của Việt Nam từng làm việc nhiều năm ở ở nước ngoài và có am hiểu sâu sắc văn hóa cũng như kinh tế của các nước đó đồng thời am hiểu về khoa học công nghệ tại Việt Nam.
Ví như học phải biết Trường ĐH Bách Khoa đang có những dự án gì? Và ai sẽ là nhà khoa học phù hợp và có năng lực với dự án ấy thì “chắp nối” cho hai bên hiểu nhau, nói là môi giới thì hơi thương mại hóa nhưng nên có bộ phận gọi là “mạng lưới chắp nối thông tin” có những cố vấn có tài năng thực sự.
Tôi muốn có 1 nhóm cố vấn không chỉ có người Việt mà có cả những ng nước ngoài hiểu lĩnh vực chuyên môn để giao lưu về tư duy, kiến tạo để các nhà khoa học sáng tạo và kết nối được với nhau.
Đồng thời, xây dựng cơ chế thu hút người VN ở nước ngoài về nước làm việc: Tôi nghĩ đây là lĩnh vực đặc thù, trước mắt chúng ta làm thí điểm, trước hết cơ chế về năng lực xây dựng giáo dục khoa học công nghệ”.