Bố trẻ hì hục cả đêm không ngủ, làm giấy khen đặc biệt cho con gái 1 tuổi

Để khuyến khích con mình ăn ngoan hơn, anh Trung Sơn đã mày mò kẻ vẽ suốt đêm, thiết kế  giấy khen đặc biệt mang tên "tốt nghiệp khóa ăn dặm" dành tặng con gái yêu 1 tuổi.

Giai đoạn ăn dặm có lẽ là quãng thời gian khiến nhiều ông bố, bà mẹ phải suy nghĩ và lo lắng nhất. Thời kỳ này bé bắt đầu ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Có rất nhiều bé thích ăn, ăn khỏe và ngoan; nhưng cũng không ít trẻ biếng ăn, ăn không ngon và quấy khóc vào mỗi giờ ăn... khiến cha mẹ cực kỳ vất vả, lo lắng.

May mắn thay, gia đình nhỏ nhà chị Ái Tiên (28 tuổi) và anh Trung Sơn (30 tuổi) lại có cô bé Chiêu Anh vừa tròn 1 tuổi ăn rất ngoan nên vợ chồng chị rất vui.

Để động viên, khuyến khích "con gái rượu", ông bố Trung Sơn đã thức suốt đêm, hì hục thiết kế, làm tấm bằng khen xếp loại xuất sắc khóa ăn dặm để khen thưởng "công chúa" của mình.

{keywords}
Hình ảnh ông bố trẻ hì hục thức đêm làm giấy khen cho con.
{keywords}
Giấy khen xếp loại xuất sắc lớp ăn dặm dành cho bé Chiêu Anh.

Theo những tấm hình mà chị Ái Tiên chia sẻ, khi đó đã khoảng 1h đêm, nhưng trên bàn làm việc, chồng chị vẫn đang chăm chú tô vẽ tờ giấy khen. Anh tỉ mỉ trong từng công đoạn, nét vẽ và khéo phối màu bắt mắt, rực rỡ.

Xung quanh phần nội dung được trang trí thêm các hình thù ngộ nghĩnh như bông hoa, chiếc lá, bánh, kem, hoa quả... Các nét vẽ rất đẹp, sinh động. Nhìn tấm bằng khen đặc biệt này, đủ để thấy ông bố trẻ này khéo tay đến mức nào.

Chị Ái Tiên chia sẻ: "Là vì bé nhà mình ăn rất giỏi, đặc biệt có nếp ăn tốt, đến giờ ăn là bé ngồi ghế đợi ăn. Con đã ăn cơm chung mâm với bố mẹ từ hồi 9 tháng tuổi (thức ăn của bé mình vẫn nấu riêng, không gia vị).

Mình tập nếp ăn cho bé ngay từ khi bắt đầu ăn dặm nên bé ăn rất tốt và ngoan. Mình với chồng làm giấy khen và phần thưởng cho con để động viên và mình cũng muốn con hiểu là: Nếu con không làm tốt điều gì thì không sao cả, ba mẹ vẫn thương con, nhưng nếu con làm tốt điều gì thì con nhất định sẽ được thưởng".

{keywords}
 
{keywords}
Không chỉ làm giấy khen trao cho con, 2 bố mẹ còn dành tặng cho bé 1 hộp quà to bự!
{keywords}
Hình ảnh gia đình nhà bé Chiêu Anh trong tiệc sinh nhật tròn 1 tuổi của con.

Chị Tiên kể, khi bé 6 tháng tuổi, chị bắt đầu cho con ăn dặm. Trước đó, bé đã tóp tép thèm ăn nhưng mẹ trẻ chưa vội cho con ăn ngay vì khi đó hệ tiêu hóa của con chưa thực sự phù hợp.

Khi cho con ăn dặm, bà mẹ Sài Thành mua sắm rất nhiều bộ bát đĩa ngộ nghĩnh, bắt mắt để hấp dẫn con hơn. Chị Tiên cũng thường xuyên thay đổi thực đơn để bé  không cảm thấy nhàm chán. Thật may món nào chị Tiên nấu con cũng rất thích ăn. Nhìn bé chén sạch sành sanh món đồ ăn dặm do mình chế biến, mẹ đảm cảm thấy rất vui.

Chia sẻ thêm về ông xã của mình, chị Tiên kể: "Anh chồng mình làm kiến trúc sư, vẽ bằng máy thì sẽ rất nhanh, nhưng anh vẫn tỉ mẩn ngồi vẽ tay, dành hết tình cảm và tâm huyết trong  tờ giấy khen luôn đấy ạ.

Ngày xưa lúc chưa lấy vợ, chồng mình vụng lắm, nhưng từ lúc lập gia đình, đặc biệt là khi lên chức bố, anh ấy thay đổi hoàn toàn khiến cả bố mẹ chồng còn bất ngờ.

Vì mình sinh mổ nên anh là người đầu tiên chăm sóc con, cho con bú, ru con ngủ,... Đêm thì mình hút sẵn sữa, khuya chồng mình dậy cho con ti để vợ ngủ.

Bây giờ thì trước khi đi làm là cho con uống sữa, thay bỉm cho con, chơi với con...

Tối về tới nhà là anh ấy lại chạy ngay vào phòng ôm con và chơi với bé. Trước thì mình không tin câu "con gái là người tình kiếp trước của ba" đâu. Nhưng giờ mình "tin sái cổ" rồi".

Có con gái lớn khỏe, ngoan ngoãn, ăn ngủ đúng giờ, khoa học; chồng thì tâm lý, yêu vợ, thương con..., với chị Tiên, còn hạnh phúc nào hơn khi có 1 gia đình như vậy!

Thiên An (Ảnh: NVCC)

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !