Bộ Quốc phòng Nga nêu lý do Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giảm thiểu nguy cơ hạt nhân, thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Sergei Ryzhkov mới đây đã chỉ ra những lý do khiến Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (OST).
Những loại vũ khí hiện đại được phát minh từ thời cổ đại
Ngay từ thời cổ đại, con người đã phát minh ra những siêu vũ khí có uy lực đáng sợ trên chiến trường và các nguyên mẫu tiền thân của nhiều phương tiện chiến tranh hiện nay có từ hàng nghìn năm trước.
Theo đó, trong một cuộc phỏng vấn với thời báo Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga, ông Ryzhkov đã chỉ ra hai lý do khiến Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (OST).
Máy bay Boeing OC-135B của Mỹ dùng để hoạt động theo Hiệp ước Bầu trời mở. (Ảnh: Không quân Mỹ) |
“Những lý do thực sự khiến Mỹ rút khỏi OST không phải là những lý do được người Mỹ tuyên bố”, ông Ryzhkov tuyên bố.
Lý do thứ nhất, theo ông Ryzhkov, Mỹ mong muốn kiểm soát toàn bộ phương diện không gian vũ trụ, bao gồm cả các hệ thống liên lạc và dẫn đường, hệ thống kiểm soát mảnh vỡ không gian, viễn thám Trái đất, cũng như tăng thu nhập nhờ nguồn này trong tương lai thông qua việc bán vật tư thiết bị liên quan.
Lý do thứ hai, theo ý kiến của ông Ryzhkov đo là sự miễn cưỡng không muốn để cho lãnh thổ nước mình bị giám sát. “Mỹ lần đầu tiên vào tháng 9/2013 cố sức hạn chế Nga trong chuyến bay thanh sát theo Hiệp ước Bầu trời mở bằng máy bay An-30B của Nga có trang bị thiết bị giám sát kỹ thuật số”, ông Ryzhkov nhớ lại. Ông Ryzhkov lưu ý rằng vào thời điểm đó, Mỹ là quốc gia duy nhất tham gia hiệp ước từ chối ký báo cáo để máy bay Nga bay thanh sát theo thỏa thuận. Khi đó Mỹ thậm chí không bận tâm đến việc đưa ra một cái cớ để biện minh cho hành động của mình. Mãi 8 tháng sau họ mới buộc phải thừa nhận kết quả thanh sát.
Người đứng đầu Trung tâm Quốc gia Giảm thiểu nguy cơ hạt nhân cho biết, Nga đã đi trước các đối tác của mình khoảng 6 đến 7 năm theo hướng các công nghệ tiên tiến trong Hiệp ước Bầu trời mở. Ngoài ra, ông Ryzhkov nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng đối thoại với các đối tác Mỹ trên cơ sở hợp tác lẫn nhau.
Ông Ryzhkov cũng cho rằng, Mỹ và các đồng minh cáo buộc Moscow đã hạn chế một cách phi pháp các chuyến bay trong phạm vi 500 km gần vùng Kaliningrad và không cho phép do thám dọc theo vùng Nam Ossetia và Abkhazia là bất hợp pháp.
“Khu vực này được Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặc biệt quan tâm, họ tin rằng trong những năm gần đây Nga đã tăng cường đáng kể các hoạt động quân sự ở đó. Moscow buộc phải áp dụng biện pháp được hiệp ước cho phép sau khi một số nước phương Tây tiến hành các chuyến bay gây rối trong khuôn khổ hiệp ước. Điều này dẫn đến sự cần thiết trong một thời gian dài để chặn tất cả giao thông hàng không dân dụng và thương mại trong khu vực”, ông Ryzhkov nhấn mạnh.
“Từ thực tiễn, tôi có thể nói rằng trong việc thực hiện các hiệp ước trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí có nhiều tranh chấp khác nhau về cả bản chất pháp lý và kỹ thuật. 35 quốc gia thành viên tham gia thực hiện OST và mỗi quốc gia đều có hiểu biết riêng về các điều khoản nhất định của hiệp ước. Nhưng những vấn đề này được giải quyết một cách bình tĩnh trong khuôn khổ của ủy ban cố vấn”, ông Ryzhkov nói thêm.
Trước đó, hôm 21/5, Tổng thống Donald Trump xác nhận Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong ngày 22/5, Washington đã thông báo ý định rút lui tới tất cả 34 nước đã phê chuẩn hiệp ước và bắt đầu quá trình chính thức rút khỏi Hiệp ước trong vòng sáu tháng.
Đầu tháng 7, sau các cuộc đàm phán về OST, Nga và Mỹ đã không thể xích lại gần nhau hơn, tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy những nước thành viên khác cũng sẽ theo gương Washington rút khỏi thỏa thuận.
Sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở, Nga khẳng định sẽ làm mọi thứ có thể để cứu vãn 1 trong số ít trụ cột kiểm soát vũ trang toàn cầu này.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để cứu vãn Hiệp ước Bầu trời mở sau khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi một trong số ít các trụ cột kiểm soát vũ trang còn lại trên thế giới này, đồng thời bác bỏ những cáo buộc cho rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước.
Có hiệu lực từ năm 2002, Hiệp ước Bầu trời Mở bao gồm 35 nước thành viên, trong đó có cả Nga và Mỹ, được đánh giá là một trong những nền móng của cơ chế kiểm soát vũ trang toàn cầu, nhằm làm giảm nguy cơ xung đột vũ trang nổ ra do sự thiếu minh bạch giữa các bên. Hiệp ước này cho phép các bên tham gia thực hiện các chuyến bay giám sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau.
Thanh Bình (lược dịch)