Vì sao Mỹ muốn mua vũ khí được phát triển từ thời Liên Xô?

Tạp chí Forbes đưa tin, gần đây có thông tin cho rằng, quân đội Mỹ muốn đặt sản xuất một số loại vũ khí được phát triển từ thời Liên Xô, và giao cho các đồng minh.

Những loại vũ khí hiện đại được phát minh từ thời cổ đại

Những loại vũ khí hiện đại được phát minh từ thời cổ đại

Ngay từ thời cổ đại, con người đã phát minh ra những siêu vũ khí có uy lực đáng sợ trên chiến trường và các nguyên mẫu tiền thân của nhiều phương tiện chiến tranh hiện nay có từ hàng nghìn năm trước.

“Tại sao phải phát minh lại súng trường tấn công Kalashnikov nếu nó đã tồn tại?” Theo Forbes, đây chính xác là những gì quân đội Mỹ suy nghĩ, những người đang dự định mua vũ khí được phát triển từ thời Liên Xô cho các đồng minh. Mặc dù có phần yếu kém hơn về đặc tính so với sản phẩm Mỹ hiện đại, nhưng vũ khí Liên Xô rất đáng tin cậy và thuận tiện sử dụng.

{keywords}
Vì sao Mỹ muốn thu mua vũ khí từ thời Liên Xô?. (Ảnh minh họa: Reuters)

Forbes cho biết, những vũ khí này “không thể mua được qua hệ thống cung cấp hàng quân sự thông thường”. Mục tiêu cuối cùng là ký hợp đồng thời hạn 5 năm từ 2022 đến 2026 để sản xuất vũ khí và đạn dược, sau đó sẽ chuyển đến Hoa Kỳ và các căn cứ nước ngoài.

Được biết, danh sách vũ khí mong muốn của Mỹ bao gồm tên lửa chống tăng có điều khiển được phát triển từ thời Liên Xô, tên lửa bố trí trên mặt đất và trên không, đạn pháo, đạn súng cối các cỡ từ 60 mm đến 152 mm, đạn pháo tăng 125 mm, đạn pháo 23 mm và 30 mm, tên lửa RPG chống tăng, cũng như súng trường tấn công Kalashnikov.

Liên Xô đã không còn tồn tại từ 30 năm trước nhưng có lẽ di sản lâu bền nhất của Liên Xô là số lượng vũ khí khổng lồ mà họ cung cấp cho các nước Đông Âu, chính phủ các nước và các nhóm khủng bố cũng như nhiều đảng phái khác nhau. Ngày nay có nhiều quốc gia như Trung Quốc và Bulgaria có thể sản xuất và xuất khẩu vũ khí được phát triển từ thời Liên Xô. Được sản xuất ở Đông Âu, súng máy, pháo và xe tăng đã xuất hiện trên chiến trường trong các cuộc xung đột như cuộc nội chiến ở Syria.

Tuy nhiên, theo các tác giả, việc có được vũ khí phát triển từ thời Liên Xô có thể không đơn giản như vậy. Quân đội Mỹ đề cập đến các vấn đề như “nguồn cung cấp hạn chế” và sự miễn cưỡng của một số nước châu Âu khi cho phép vận chuyển các vũ khí này qua lãnh thổ. Ngoài ra, một trở ngại khác là Washington có thể từ chối hợp tác với một số nhà cung cấp vì lý do chính trị.

“Một số nhà cung cấp, trước đây được phép hợp tác, giờ đây có thể bị cấm (hoặc nằm dưới lệnh trừng phạt)”, đại diện Lục quân Mỹ cho biết. Quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ trực tiếp thử nghiệm các vũ khí và đạn dược để đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu bắt buộc.

Ý tưởng sử dụng vũ khí do nước ngoài sản xuất không phải là mới. Các cơ quan tình báo và lực lượng đặc biệt trên thế giới từ lâu đã sử dụng vũ khí nước ngoài như một phần của hoạt động bí mật để bảo vệ danh tính một cách chính đáng. Năm 2017, Bộ tư lệnh Đặc nhiệm Mỹ đã tìm kiếm các nhà sản xuất Mỹ có thể chế tạo súng máy hạng nặng và hạng nhẹ thời Liên Xô để cung cấp cho các đồng minh của Mỹ.

Các nhà sản xuất quốc phòng Nga đã lên án kế hoạch này, gọi chúng là trộm cắp, mặc dù thực tế là Nga trong một thời gian dài sao chép vũ khí và thiết bị được phát triển ở phương Tây, như máy bay ném bom B-29. Các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng chỉ trích Trung Quốc sao chép sản phẩm của họ.

Tại sao Mỹ muốn mua vũ khí cho các đồng minh, thay vì bán cho họ vũ khí của Mỹ? Câu trả lời là sự tiện lợi, đơn giản. Nhiều chính phủ và băng nhóm được hưởng sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, đặc biệt ở Trung Đông và châu Phi, đã sử dụng vũ khí Liên Xô trong nhiều năm qua.

Vũ khí hiện đại của Mỹ trong hầu hết các trường hợp vượt trội so với vũ khí cũ từ thời chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, vũ khí hiện đại khó sử dụng, đòi hỏi bảo trì nhiều, cũng như cần đào tạo đặc biệt để có thể thành thục.

“Súng trường tấn công Kalashnikov và súng phóng lựu RPG-7 tất nhiên đã được phát triển từ lâu, nhưng rất bền bỉ, đáng tin cậy, quân đội nhiều quốc gia khác nhau, từ Nicaragua, Somalia đến Syria đều biết cách sử dụng thành thạo chúng”, tác giả kết luận.

Thanh Bình (lược dịch)

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Video thiết bị quân sự của Ukraine bị tập kích ở Avdiivka

Trên mạng xã hội mới đây đăng tải video cho thấy một số xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe tăng Leopard của Ukraine bị quân đội Nga tập kích ở phía Bắc Avdiivka, Donetsk.

Mỹ thử thành công tên lửa tấn công chính xác mới PrSM

Tập đoàn Lockheed Martin thông báo, cùng với quân đội Mỹ họ đã thử nghiệm thành công tên lửa tấn công chính xác (PrSM) sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Đang cập nhật dữ liệu !