Bố mẹ nháo nhào mua thuốc kháng virus cho con mắc Covid-19 uống, đừng tốn tiền rước hoạ!

Tác hại của thuốc kháng virus với trẻ em còn nhiều nguy hiểm như: phản vệ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ do quá mẫn với thuốc kháng virus SAR-CoV- 2; buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

{keywords}
Loại thuốc được quảng cáo kháng virus có chữ Nga có giá khoảng 400.000 đồng/lọ đang được nhiều bà mẹ săn lùng 


Không tốn tiền mua thuốc kháng virus SAR- CoV- 2

Liên tiếp những ngày gần đây số lượng trẻ bị nhiễm Covid ngày một nhiều lên. Bệnh có tính chất gia đình, trẻ hay chơi với nhau nên có những gia đình đến 3- 4 con nhỏ đều mắc.

Tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, thống kê cho thấy mấy ngày gần đây, số lượng trẻ nhiễm Covid tăng lên.

Trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm Covid bị sốt cao cần truyền dịch, hạ sốt, phòng chống bội nhiễm.

Trước sự gia tăng mắc bệnh ở trẻ, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, tự đi mua thuốc dự phòng, hoặc cho con uống nếu chẳng may con mắc bệnh. Trong hoá đơn mua thuốc, không ít mẹ có thêm loại thuốc được cho là kháng virus có chữ Nga.

Chị M. A (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) lo lắng cho biết, đi mua thuốc tại cửa hàng thuốc gần nhà và được bán cho hộp thuốc đó. Dù vẫn mua về nhưng người phụ nữ này đã cẩn thận hỏi bác sĩ chuyên khoa Nhi về loại thuốc này.

“Rất may, tôi đã được bác sĩ giải đáp cặn kẽ về những tác hại của loại thuốc này. Không cứ thế cho con uống thì cũng nguy”, chị M. A cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, theo hướng dẫn của Bộ  Y tế trẻ em không có chỉ định dùng thuốc kháng virus SAR-CoV- 2 trừ duy nhất một loại là Remdesivir (thuốc đường tĩnh mạch).

“Đây là loại thuốc mà các mẹ không mua được, mà có mua được cũng không dùng được, mà dùng được cũng không biết tai biến nặng thế nào nên đừng cố mua tốn tiền. Vài nghiên cứu cho rằng Remdesivir có tác dụng với trẻ mức độ nặng và nguy kịch (những trường hợp này đều nhập viện hết) và được chỉ định sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia nhi khoa”, BS Mạnh Cường cho biết.

Lý giải vì sao không nên mua/tích trữ/cho trẻ dùng thuốc này, BS Mạnh Cường cho rằng hầu hết các bé đều ở mức độ nhẹ và không triệu chứng (SpO2 > 96%, không có khó thở và viêm phổi kèm theo) nên không cần.

Ngoài ra lợi ích của kháng virus SAR-CoV-2 với trẻ em không rõ ràng. Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có chứng minh rằng kháng virus SAR-CoV- 2 cho trẻ em sẽ giúp mau khỏi và hiệu quả.

BS Mạnh Cường cũng nhấn mạnh hiện chưa có khuyến cáo dùng kháng virus cho phụ nữ đang có thai – vì loại thuốc này có nguy cơ ảnh hưởng phát triển thai. Trong trường hợp phụ nữ cho con bú nếu dùng kháng virus nên dừng cho con bú, thay bằng sữa công thức.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, BS Mạnh Cường cũng cho biết tác hại của thuốc kháng virus với trẻ em còn nhiều tiềm ẩn nguy hiểm như: Phản vệ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ do quá mẫn với thuốc kháng virus SAR- CoV- 2; buồn nôn, nôn; tiêu chảy; tổn thương gan (tăng men gan).

Do đó, với những trường hợp được chỉ định dùng loại thuốc này cũng phải được đánh giá chức năng thận (thận trước khi dùng có mức lọc cầu thận >30ml/ph; nếu thận không tốt có thể gây tổn thương thận).

Qua quá trình tham gia thăm khám, điều trị và những nghiên cứu khoa học, BS Mạnh Cường một lần nữa nhấn mạnh các bậc phụ huynh có con mắc Covid-19 không tốn tiền mua thuốc kháng virus  SAR- CoV- 2 cho con, hãy chăm sóc con một cách khoa học theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Quan trọng nhất vẫn là chăm sóc con khoa học theo hướng dẫn bác sĩ

Đồng tình với quan điểm này, BS chuyên khoa truyền nhiễm, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng bố mẹ không nên mua thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc (thuốc giả) được quảng cáo thuốc kháng virus cho trẻ nhỏ là F0.

Tương tự, Ths. BS Nguyễn Đình Tỉnh, Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y tế Công Cộng cho biết, phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc chủ yếu là các triệu chứng ở mức độ nhẹ: sốt, ho, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, trẻ lớn có thể đau đầu, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác, trẻ nhỏ thì quấy, ít chơi hơn.

{keywords}
Bác sĩ khuyến cáo bố mẹ không nên tự ý cho con sử dụng.

Một số trẻ có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, nôn. Trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, ăn/uống/bú bình thường. Không có biểu hiện của viêm phổi. Nhịp thở bình thường so với tuổi. Không có dấu hiệu thiếu oxy: sp02 ≥ 96%.

Ths. BS Nguyễn Đình Tỉnh cũng lưu ý, trẻ mắc Covid-19 với biểu hiện viêm đường hô hấp trên hầu hết  tự hồi phục sau 1 – 2 tuần.

Thường ngày thứ 7 – 10, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ dần hết các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Số ít diễn tiến nặng, ngày thứ 5-8 của bệnh.

Đáng lưu ý, cho đến hiện tại chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu với Covid dùng cho trẻ dưới 12 tuổi tại nhà. Do đó, vấn đề chăm sóc, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Cụ thể, khi phát hiện con nhiễm Covid-19, các bậc phụ huynh cần thực hiện các bước:

Bước 1: Báo cho y tế địa phương. Trẻ em là đối tượng khác biệt so với người lớn, một số trẻ < 3 tháng, trẻ có bệnh lý nền nên được theo dõi tại cơ sở y tế. Và việc phân luồng sắp xếp sẽ do y tế địa phương phụ trách.

Bước 2: Kết nối với đội ngũ bác sĩ hỗ trợ F0. Trẻ em khác biệt người lớn vì không thể phản ánh chính xác tình trạng của mình, các triệu chứng thay đổi từng ngày. Nhiều phụ huynh chưa có kinh nghiệm trong việc theo dõi trẻ, do đó rất cần sự hướng dẫn và hỗ trợ của các bác sĩ để tránh bỏ sót những dấu hiệu nặng của bệnh, cũng như hạn chế sự lo lắng quá mức của gia đình.

Bước 3: Chuẩn bị phòng, người chăm sóc cho trẻ. Vì bé sẽ có khoảng thời gian ít nhất 2 tuần ở trong phòng, trong nhà, do đó cần đảm bảo bé sẽ có thể có đủ đồ chơi, không gian vận động thoải mái. Khi trẻ ốm phải chú ý đến tâm lý của trẻ, tạo không khí thoải mái, vui vẻ, hạn chế những căng thẳng, stress, lo lắng cho các con.

Bước 4: Chuẩn bị thuốc và các vật dụng cần thiết cho chăm sóc trẻ gồm:

Thuốc hạ sốt. Bình thường các đợt ốm trước bé dùng hạ sốt gì thì đợt này mình dùng loại hạ sốt đó, theo đúng cân nặng của con. Với trẻ khó uống thuốc nên chuẩn bị thêm thuốc hạ sốt đặt hậu môn để dùng trong trường hợp trẻ không uống được.

Thuốc ho thảo dược và thuốc ho long đờm: chọn 1 loại thảo dược và 1 loại thuốc long đờm tây y. Thời gian đầu trẻ có ho thì sử dụng thuốc ho thảo dược trước.

Các dung dịch xịt mũi, vệ sinh mũi họng. Mục đích sử dụng là vệ sinh mũi họng cho trẻ, giảm sự khó chịu cho trẻ, giảm nguy cơ bội nhiễm.

Các thuốc tăng sức đề kháng và các vitamin. Mục đích hỗ trợ trong quá trình điều trị. Trẻ lớn: thuốc vitamin nhóm B, C. Trẻ nhỏ: multivitamin dạng siro. Với những trẻ ăn uống, dinh dưỡng tốt, không mệt nhiều thì không quá cần thiết phải sử dụng vitamin. Không sử dụng quá nhiều loại vitamin cùng một lúc dễ gây dư thừa và gây ra các tác dụng phụ.

Ngoài các loại thuốc trên, các bậc phụ huynh cũng cần chuẩn bị sẵn kẹp nhiệt độ. Ưu tiên nhiệt kế điện tử kẹp nách. Nếu không có dùng nhiệt kế thủy ngân kẹp nách. Máy đo Sp02 theo lứa tuổi (nếu có điều kiện, không bắt buộc).

Về bữa ăn, các bậc phụ huynh cần cần chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa, lựa chọn thực phẩm lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng. Đảm bảo bù đủ nước điện giải cho trẻ trong trường hợp trẻ có sốt cao liên tục: trẻ lớn, trẻ hợp tác thì bổ sung oresol, một số nước hoa quả.

N. Huyền 

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !