Bố mẹ đi chống dịch, nam sinh lớp 8 lo việc nhà, chăm sóc em trai 'đâu ra đấy'

Những ngày bố mẹ tham gia chống dịch ở các cơ sở y tế, Trần Duy Đức (SN 2007, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã chủ động tự lo việc cơm nước, quét dọn, trông coi nhà cửa và chăm sóc em trai 8 tuổi.

{keywords}
Thời gian bố mẹ đi vắng, buổi sáng hai anh em mua xôi hoặc bánh mướt, nếu không thì pha mỳ tôm.

Khi Hà Tĩnh phát hiện 2 ca bệnh dương tính với Sars-CoV-2 từ Bình Dương trở về, toàn bộ hệ thống phòng chống dịch được kích hoạt ở mức cao nhất. Các lực lượng chức năng phải thức thâu đêm suốt sáng để phong tỏa, chốt chặn, lấy mẫu xét nghiệm nhằm truy vết và khống chế sự lây lan của dịch bệnh.

Cũng kể từ ngày đó, các lực lượng nơi tuyến đầu nói chung, ngành y tế nói riêng phải tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch. Để đảm bảo an toàn cho gia đình và người thân, họ phải tạm xa gia đình mà chưa hẹn ngày trở lại.

Công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa Khẩu Quốc tế Cầu Treo, nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19, ngay từ khi xuất hiện chùm ca bệnh từ Bình Dương trở về (ngày 4/6), chị Nguyễn Thị Giang (SN 1985, trú tại thôn Công Thương, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn) đã xác định tinh thần ở luôn tại bệnh viện phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân, không thể trở về nhà. Cuộc sống hàng ngày do chồng chị (anh Trần Mạnh Hùng, SN 1980, công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn) cùng 2 cậu con trai tự xoay xở.

Ngày 12/6, huyện Hương Sơn xuất hiện 2 bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2, đến lượt anh Hùng phải xa con.

Mọi việc trong gia đình bàn giao lại cho cậu con trai cả của anh chị - cháu Trần Duy Đức (SN 2007) mới vừa học xong lớp 8.

Hàng ngày, Đức phải tự lo cho bản thân lại vừa phải chăm lo cho em trai 8 tuổi (Trần Thế Vinh, SN 2013). Nhờ được rèn luyện từ trước, Đức đã vào vai là người chủ gia đình và là người anh trai rất trọn vẹn.

Chia sẻ về cuộc sống khi cả bố lẫn mẹ đều vắng nhà dài ngày, Đức kể: “Từ khi học lớp 6, cháu đã bắt đầu giúp bố mẹ cắm cơm, quét dọn nhà cửa. Những lúc bố mẹ đi trực thì cháu tự chế biến thức ăn, món nào chưa biết thì cháu gọi điện nhờ mẹ hướng dẫn. Vì thế, cháu đã có thể luộc và chiên thịt, kể cả món thịt gà, còn nấu canh thì món gì cháu cũng làm được”.

{keywords}
Ngoài việc cắm cơm, nam sinh lớp 8 còn biết luộc và chiên thịt, nấu thịt gà và tất cả các món canh.

Theo Trần Duy Đức, thời gian bố mẹ đi vắng, buổi sáng hai anh em mua xôi hoặc bánh mướt, nếu không thì pha mỳ tôm. Trưa và tối muốn ăn gì thì tự chế biến. Ăn uống xong thì cùng em học bài, quét dọn nhà cửa, xem tivi, tắm rửa, bỏ đồ vào giặt.

Chia sẻ về cuộc sống khi bố mẹ vắng nhà, Đức cho biết em không gặp khó khăn gì cả: “Ban đầu thì cháu hơi nhớ bố mẹ nhưng dần dần thành quen. Hơn nữa, lúc nào rảnh rỗi bố mẹ cháu lại tranh thủ gọi điện hỏi thăm nên ngày nào gia đình cũng được gặp nhau”.

Nhà ông bà nội ở bên cạnh, nhưng bà nội phải đi trông cháu ở Hà Nội, còn ông nội thì làm bảo vệ cho một ngân hàng trên địa bàn nên anh em Đức vẫn tự sắp xếp việc như thế.

Thêm nữa, hàng ngày phải tiếp xúc nhiều người nên mỗi lần tranh thủ về nhà, ông Trần Quang Phong (SN 1957, ông nội Đức và Vinh) luôn giữ khoảng cách, chỉ đứng ngoài cửa nói chuyện để đảm bảo an toàn cho 2 cháu.

{keywords}
Hàng ngày, nam sinh lớp 8 thay bố mẹ chăm sóc em, tự nấu ăn, quét dọn và trông coi nhà cửa.

Trao đổi với PV Infonet, chị Nguyễn Thị Giang chia sẻ: “Nhiều gia đình bố mẹ cũng đi vắng, con cái của họ lại nhỏ tuổi hơn. Việc hai anh em Đức ở nhà trông nhau là chuyện bình thường.

Do đặc thù công việc, hơn nữa bản thân tôi thỉnh thoảng phải đi chữa bệnh nên cháu Đức đã tiếp xúc với việc nhà từ rất sớm. Giờ đây bố mẹ đi đâu cũng hoàn toàn yên tâm, mọi việc trong nhà anh Đức lo được hết, thậm chí mẹ đi làm về mệt, anh Đức cũng nấu ăn hộ mẹ luôn.

Cũng theo chị Giang, bình thường không có dịch mà mẹ về muộn thì Đức cũng giúp mẹ mua thức ăn. Giờ tình hình dịch phức tạp nên mẹ không muốn cho Đức ra khỏi nhà, cần gì thì nhờ người mua đến treo ngoài ngõ.

“Mẹ chia việc lâu rồi. Chuyện nấu ăn, lau chùi nhà, quét dọn là của anh, còn em thì phải sắp xếp dép đúng vị trí, giặt khăn lau bàn ghế, tủ”, chị Giang nói.

Nói về ngày gặp lại chồng con, chị Giang tâm sự: “Bao giờ hết bệnh nhân điều trị Covid-19 thì mới mong đến điều đó. Sau khi trực xong, phải lên cách ly đủ 21 ngày mới được về. Nếu chưa đủ 21 ngày mà đến vòng của mình thì phải quay lại. Ở đây cũng chưa ai nghĩ đến chuyện về cả”.

{keywords}
Một số nhà báo đã mang gạo, thịt, mì, sữa... lên nhà để động viên và chia sẻ cùng các cháu.

Chị Giang đã xa nhà gần 20 ngày, chồng chị cũng hơn 10 ngày không được về nhà, mọi việc do "cậu cả" 14 tuổi gánh vác, lo liệu. Trần Duy Đức đã thay bố mẹ chăm sóc em, tự nấu ăn, quét dọn, trông coi nhà cửa,... là một tấm gương về tính tự lập mà nhiều bạn nhỏ cần học theo.

Trần Hoàn

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !