Biến thể Delta tấn công trẻ em, người trẻ và những dấu hiệu không thể bỏ qua

Theo Ths. BS Nguyễn Hồng Hà, biến thể Delta lây lan rất mạnh nên bắt đầu tấn công vào nhóm người trẻ, song ở nhóm này nếu điều trị hỗ trợ tích cực thì khả năng sống sót cao hơn

{keywords}
Biến thể Delta tấn công vào người trẻ, nhiều ca tử vong không bệnh lý nền vì sao? 
Quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?

Quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?

Các bác sĩ cho rằng bản chất tiêm vắc xin Covid-19 là đưa kháng nguyên vào cơ thể để sinh ra kháng thể. Kháng nguyên không bền vững nên phải tiêm nhắc lại. Vậy quá 3 tháng chưa tiêm mũi 2, hiệu lực bảo vệ của vắc xin có còn?

Với tốc độ lây lan nhanh làm tăng vọt số ca mắc trong thời gian ngắn, biến thể Delta được nhiều chuyên gia ví như "quái vật". Theo báo cáo của Bộ Y tế, đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đã ghi nhận hơn 250.000 ca (chiếm 99% số ca mắc từ khi xuất hiện dịch tại nước ta). TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… là những “vùng trũng” của đợt dịch lần này.

Tính đến 6 giờ ngày 18/8/2021, TP Hồ Chí Minh có 158.499 trường hợp mắc bệnh được Bộ Y tế công bố, trong đó: 158.096 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 403 trường hợp nhập cảnh.

Đáng lưu ý, hiện TP Hồ Chí Minh đang điều trị 32.667 bệnh nhân, trong đó: có 1.978 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.256 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Đánh giá về đợt dịch này, GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), thành viên Tiểu ban Điều trị Covid- 19 cho rằng, vi rút SARS- CoV- 2 biến chủng Delta lây lan nhanh là điều mà chúng ta ai cũng thấy rõ trong thời gian qua.

“Tuy nhiên, có điểm đặc thù mới cần theo dõi là biến chủng này tấn công trẻ em và người trẻ khá nhiều và không phải là không có tử vong ở người trẻ", GS. TS Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, Ths. BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, tất cả mọi người đều có thể nhiễm SARS-CoV-2, trong đó trẻ cũng dễ dàng nhiễm bệnh.

“Giai đoạn đầu, trẻ mắc bệnh ít có bệnh lý nền, tỷ lệ nhẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, gần đây do biến thể Delta lây lan rất mạnh nên vi rút bắt đầu tấn công vào nhóm trẻ (chưa được tiêm phòng). Trong số đó cũng có những trường hợp nặng, viêm phổi, song ở nhóm này nếu điều trị hỗ trợ tích cực thì khả năng sống sót cao hơn”, Ths. BS Nguyễn Hồng Hà nói.

Theo Ths. BS Nguyễn Hồng Hà, biến thể này có vẻ làm bệnh nặng hơn, tuy nhiên, vì chưa loại trừ được các yếu tố khác nên chưa thể khẳng định chắn chắn điều này. Nhưng có một điều chắc chắn khi vi rút lây truyền mạnh, số lượng bệnh nhân tăng lên sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, dẫn đến thiếu giường bệnh, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị y tế…; nhiều người không được chăm sóc y tế đầy đủ nên tỷ lệ tử vong cao hơn.

"Có một điều chúng tôi nhận thấy với biến thể Delta là thời gian từ lúc phát bệnh (có triệu chứng ban đầu) đến lúc bệnh trở nặng nhanh hơn chủng vi rút cổ điển. Ví dụ, trước đây cần 7, 8, thậm chí 10 ngày bệnh nhân mới chuyển nặng nhưng nay chỉ sau 3-5 ngày bệnh nhân đã viêm phổi, có thể suy hô hấp. Thời gian trở nặng ngắn hơn, lượng bệnh nhân lớn càng làm cho hệ thống y tế quá tải", bác sĩ Hà nhấn mạnh.

Theo ông, mức độ nặng của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động ngoài vấn đề bệnh nền, tuổi, béo phì…, thì còn là phản ứng của cơ thể với vi rút. Người nào phản ứng bình thường thì bệnh diễn tiến đơn giản, nhanh lành bệnh. Nhưng có những trường hợp phản ứng quá mức sẽ gây tổn hại các cơ quan nặng nề như cơn bão cytokine.

6 điều F0 cần lưu ý khi điều trị tại nhà

6 điều F0 cần lưu ý khi điều trị tại nhà

Từ ngày 16/8, TP.HCM sẽ thí điểm điều trị cho F0 tại nhà, người nhiễm bệnh được nhân viên y tế lấy mẫu, cung cấp thuốc men tại nhà để giảm tải cho cơ sở y tế

Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị triệu chứng.

Với tình trạng quá tải hiện nay, TP Hồ Chí Minh đã cho phép F0 được điều trị tại nhà. Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội chỉ ra gợi ý giúp phát hiện sớm dấu hiệu cần được cấp cứu ở bệnh nhân Covid-19 trong quá trình theo dõi, điều trị tại nhà.

Ở người lớn, các triệu chứng này bao gồm:

Thần kinh: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả.

Hô hấp: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc nhịp thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 ≤ 94%

Nhịp tim: > 120 nhịp/ phút hoặc < 50 nhịp/phút

Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu < 90mmHg, huyết áp tâm trương < 60mmHg

Đau tức ngực: Đau thường xuyên, cảm giác co thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

Chi: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân; da xanh, môi nhợt, lạnh đầu chi.

Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà người bệnh nghĩ rằng mình cần cấp cứu ngay.

Những dấu hiệu cảnh báo ở trẻ gồm:

Tím tái.

Không thể uống/bú được.

SpO2 ≤ 94%.

Ho, khó thở hoặc thở nhanh: nhịp thở lớn ≥ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ 2-11 tháng, ≥ 40 lần/phút ở trẻ 1-5 tuổi.

Thở rên hoặc rút lõm lồng ngực.

Toàn thân là bất kỳ tình trạng bất ổn nào cần được cấp cứu.

 N. Huyền 

Hơn 18 nghìn F0 theo dõi tại nhà: Làm gì khi xuất hiện triệu chứng?

Hơn 18 nghìn F0 theo dõi tại nhà: Làm gì khi xuất hiện triệu chứng?

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, hiện thành phố đang triển khai gói chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho F0 và cấp cứu, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 xong mới biết mình có bầu: Giữ hay bỏ thai?

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 xong mới biết mình có bầu: Giữ hay bỏ thai?

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 xong mới biết mình mang thai thì vắc xin có ảnh hưởng đến thai nhi? Bà mẹ nên giữ hay bỏ thai?

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Người đàn ông Hà Nội gặp nạn vì nồi áp suất bất ngờ phát nổ

Nồi áp suất đang nấu bất ngờ phát nổ khiến người đàn ông ở Hà Nội bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể, gãy xương chày.

Đang cập nhật dữ liệu !