Biến đất hoang thành vườn cây ăn quả, nông dân ở Gia Lai thu hàng trăm triệu đồng

​Ông Nguyễn Duy Đô (ở Gia Lai) đã trở thành triệu phú với vườn cây ăn quả rộng hơn 3 ha, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. 

Chàng trai người Mông khởi nghiệp trồng mận Tả Van kết hợp nuôi giống lợn hiếm đắt đỏ

Chàng trai người Mông khởi nghiệp trồng mận Tả Van kết hợp nuôi giống lợn hiếm đắt đỏ

Hàng ngày anh Thào Xeo Xà chăm chút từng gốc mận như những người bạn tri kỷ, năm 2019 mà dù mất mùa, hơn 200 cây trồng đã cho thu nhập đạt 40 triệu đồng; vụ năm 2020 thu được gần 80 triệu đồng, thương lái đến mua tại vườn.

Thoát nghèo nhờ vườn cam

Dẫn chúng tôi tham quan khu vườn rộng hơn 3 ha với đủ loại cây trồng sai trĩu quả, ông Nguyễn Duy Đô ở làng Kóp (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Hơn 10 năm trước, khu vực này là vùng trũng thấp, đất pha cát nên khó trồng trọt, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều người thấy tôi thuê đất trồng cam thì khuyên can. Tuy nhiên khi mình đã quyết thì phải làm cho bằng được, chịu khó cải tạo lại đất. Đất không phụ công người, cây cam đã cho trái ngọt".

Kể về mối lương duyên với mảnh đất Kon Gang, ông Đô tâm sự: “Tôi sinh ra ở vùng vải thiều Lục Ngạn. Năm 2010, tôi vào Gia Lai thăm người nhà. Thấy đất đai ở xã Kon Gang rộng rãi, khí hậu mát mẻ, rất thích hợp để trồng các loại cây có múi nên tôi đưa vợ con vào đây lập nghiệp".

ĐH.jpg

 

 Ông Nguyễn Duy Đô (bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả với người dân xã Kon Gang, huyện Đak Đoa.  Ảnh: Phan Lài

Từ số vốn tích góp được, ông Đô thuê 1,6 ha đất với giá 30 triệu đồng trong vòng 10 năm để trồng cam. Đồng thời, ông vay Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đak Đoa 50 triệu đồng để mua cây giống, phân bón. Ông Đô ra tận Nghệ An để mua cây giống cam Vinh về trồng.

“Do đất ở đây là vùng trũng nên tôi đào các rãnh thoát nước giữa các luống cây trồng để luôn giữ ẩm vào mùa nắng và tránh bị ngập úng khi mưa. Nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật, 200 cây cam cho năng suất cao, chất lượng không thua kém gì cam trồng ở Nghệ An. Tôi trả được nợ ngân hàng và có tích lũy"-ông Đô nhớ lại.

Theo chia sẻ của ông Đô, cây cam thường mắc các bệnh sâu đục thân, rệp trắng, vàng lá. Với những loại bệnh gây hại này, ông Đô tuyệt đối không dùng thuốc hóa học mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học, cắt tỉa cành để tránh lây lan mầm bệnh. Nhờ canh tác khoa học nên vườn cam của ông cho sản lượng gấp 2-3 lần bình thường, trung bình đạt 40-60 kg/cây, giá bán tại vườn là 25 ngàn đồng/kg.

Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả

Sau khi thành công với vườn cam, ông Đô mua 1,7 ha đất để trồng thêm 1.000 cây cam xen canh cùng các loại cây ăn quả khác. Lợi thế của việc đa canh chính là mùa nào cũng có sản phẩm để thu hoạch. Năm 2017, ông Đô còn trồng thử nghiệm giống cam không hạt và cấy ghép thành công giống cam ruột đỏ, có vị ngọt thanh hơn. 2 loại cam này ông Đô bán với giá 40-50 ngàn đồng/kg. Ông tạo nhãn hiệu trái cây an toàn Năm Đô, canh tác theo phương pháp hữu cơ, được chứng nhận VietGAP và tem truy xuất nguồn gốc.

 

ĐH 2.jpg

 

 Việc phát triển kinh tế từ đa dạng cây trồng của ông Nguyễn Duy Đô (bìa phải) được nhiều người dân tìm đếnhọc hỏi kinh nghiệm. Ảnh: PhanLài

Ông A Lưng-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa: “Ông Đô là người tiên phong trồng cây ăn quả ở xã Kon Gang. Nhờ ông mà nhiều hội viên nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ trồng cây ăn quả. Hội Nông dân huyện đã tổ chức nhiều đợt tham quan, tạo điều kiện cho hội viên học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ mô hình sản xuất của ông Đô. Ông Đô đã được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020".

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Đô còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật trồng cây ăn quả cho bà con trong xã. Năm 2014, ông Đô vận động 12 hộ dân trong xã thành lập Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cây có múi với diện tích 7 ha.

Năm 2019, ông Đô tiếp tục xây dựng Tổ liên kết chuỗi giá trị nông sản với 20 thành viên, mở rộng thêm 15,2 ha các loại cây có múi khác. Tổ liên kết với Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang để bao tiêu sản phẩm.

Anh Nguyễn Thành Trung (làng Kóp) cho biết: “Trước đây, gia đình mình trồng cà phê nhưng thu nhập khá bấp bênh. Nhờ chú Đô hỗ trợ cây giống và hướng dẫn quy trình chăm sóc, mình đã chuyển hướng sang trồng cam. Nhờ đó, gia đình có nguồn thu nhập ổn định".

Vườn cây ăn quả của gia đình ông Đô trở thành địa chỉ tham quan của nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, vườn cây mang lại cho ông Đô lợi nhuận 200-250 triệu đồng. Ông còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng. “Việc trồng cây ăn quả mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ sẽ khó để phát triển.

Vì vậy, chúng tôi liên kết để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giúp tăng năng suất cây trồng, ổn định được đầu ra sản phẩm. Tôi cảm thấy rất vui vì có thể giúp đỡ nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập khá"-ông Đô phấn khởi cho hay.​

Kiến trúc sư trẻ bỏ Sài thành về quê nuôi tôm rừng, tạo việc làm cho hàng chục người

Kiến trúc sư trẻ bỏ Sài thành về quê nuôi tôm rừng, tạo việc làm cho hàng chục người

Năm 2016 chàng kiến trúc sư trẻ Phạm Xuân Thành (sinh năm 1991) quyết định bỏ công việc ở thành phố về quê khởi nghiệp với một nghề mới chẳng liên quan đến những gì anh đã được đào tạo.

Theo báo Gia Lai

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.