Diễn Châu (Nghệ An): Cần giảm thiểu rủi ro cho lao động nghề biển

Mỗi năm ngư dân Diễn Châu đều chịu thiệt hại hàng tỷ đồng, thậm chí cả tính mạng bởi tai nạn khi đang đánh bắt trên biển. Nguyên nhân của những tai nạn xảy ra xuất phát từ sự lạc hậu của tàu cá cộng với sự chủ quan thiếu kiến thức, trang thiết bị.

Nhiều tàu cá của ngư dân Diễn Châu đã hàng chục năm tuổi, có công suất nhỏ nên rất mất an toàn.

Phương tiện đánh bắt thô sơ, thiếu kinh nghiệm xử lý rủi ro

Từ tháng 12 năm 2016 đến nay, xã Diễn Ngọc, Diễn Bích thuộc huyện Diễn Châu (Nghệ An) liên tiếp chịu thiệt hại lớn do tai nạn nghề cá. 4 tàu cá của ngư dân Vũ Sỹ Đại, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Văn Hùng và Thái Ngọc bị đánh chìm ngoài biển, thiệt hại lên tới hơn 2 tỷ đồng.

Tai nạn xảy ra được xác định là do ngư dân trong lúc trở về bến gặp gió to, thiếu kinh nghiệm xử lý, bên cạnh đó phương tiện đánh bắt lâu năm lạc hậu nên bị sóng đánh chìm. Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn lao động nghề biển.

Ngư dân Vũ Sỹ Đại may mắn sống sót trở về sau một lần gặp tai nạn trên biển.

Ngư dân Vũ Sỹ Đại bị chìm chiếc tàu 220CV đã kể lại, ống nước làm mát máy nổ bằng I nốc mới làm vài tháng bị gãy ngang nên chỉ trong vòng 15-20 phút là chìm tàu. Ba người trên thuyền thì mỗi người một áo phao mặc vào cứ thả trôi. Nếu mình không tỉnh táo bình tĩnh thì xảy ra chết người nhưng mình bình tĩnh biết trước sau cũng chìm nên nói anh em lấy áo phao mặc vào có bao nhiêu thùng xốp bẻ bỏ trong người. Sau đó xã phải huy động tới 11 tàu cá trong xã ra cứu người và trục vớt tàu đưa về bến.

14 tuổi đã gắn bó với nghề biển, đến nay ngư dân Lê Hồng Sáu, xóm Bắc Chiến Thắng, Diễn Bích đã gần 50 năm tuổi nghề. Tuy tuổi cao, lại là nghề nhiều rủi ro, phải bỏ sức nhiều nhưng ông vẫn làm việc trên tàu xa bờ cả chục ngày mới về nhà một lần.

Theo quan niệm của ông thì đây là nghề truyền thống “cha truyền con nối”, nên ông ít tìm tòi, cập nhật kỹ thuật mới. Trang bị khi đánh bắt ngoài biển chỉ là chiếc áo phao cũ kỹ.

Ông Thắng chia sẻ: Rủi ro ngoài biển thì không lường trước được, tai nạn sóng gió là nhiều. Trang bị thường thì phao cứu sinh. Xã cũng tập huấn kiến thức về đánh bắt vùng đánh cá chung, vĩ tuyến nào vậy thôi chứ đi ngoài bể thì tự túc mình, mình lường cái sức của mình để mà đảm bảo an toàn.

Các tàu cá đều đóng từ vật liệu gỗ, có công xuất thấp.

Cùng với việc trang bị sơ sài thiết bị bảo hộ thì cũng phải khẳng định tàu thuyền của ngư dân Diễn Châu còn khá thô sơ. Hầu như các tàu đều đóng từ vật liệu gỗ, sử dụng động cơ từ các thiết bị cũ, công suất thấp khai thác ven bờ còn lớn.

Cụ thể trong 700 tàu thuyền của ngư dân Diễn Bích, Diễn Ngọc thì chỉ có 250 tàu xa bờ được trang bị đầy đủ các thiết bị như đèn tín hiệu, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc…Bên cạnh đó, lao động đánh cá hầu hết chưa được đào tạo nghề.

Ngư dân Nguyễn Văn Hiền (trú xóm Hải Nam, xã Diễn Bích) cho hay: Mấy năm trước họ về cho học bằng thuyền trưởng, thuyền phó, máy lớn, máy nhỏ, nhưng cũng chỉ chủ tàu thôi chứ ngư dân như chúng tôi thì cứ theo kinh nghiệm mà làm. Tuy nhiên bây giờ dân ta sắm nhiều tàu lớn, phương thức đánh bắt thay đổi nhiều nên tôi nghĩ mà không được học thì mất an toàn trong đánh bắt là điều không tránh khỏi.

Chỉ tàu cá xa bờ mới có đầy đủ các trang thiết bị thông tin liên lạc.

Các tàu thuyền phải mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên

Huyện Diễn Châu hiện nay có khoảng 5000 lao động chuyên khai thác hải sản trên biển. Là nghề khá nhiều rủi ro nên mỗi năm ghi nhận từ 6-8 tàu thuyền ngư dân gặp nạn. Tuy đã ít thiệt hại về người nhưng nhiều gia đình ngư dân mất trắng tài sản, lâm vào cảnh nợ nần.

Hiện nay chỉ có khoảng 250 tàu xa bờ với khoảng 2000 ngư dân được Nhà nước hỗ trợ là có bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên số còn lại hơn 3000 ngư dân trên các tàu dưới 90CV và bè mảng hầu như rất ít có bảo hiểm.

Việc trang bị áo phao, phao cứu sinh, hệ thống liên lạc đối với đội tàu công suất nhỏ vẫn còn thiếu và yếu. Nhiều tàu công suất nhỏ không chấp hành quy định, lén lút khai thác trái phép gần bờ vào ban đêm nên tắt đèn hiệu để tránh cơ quan chức năng kiểm tra nên va chạm, tai nạn rất dễ xảy ra.

Bên cạnh đó việc tập huấn khai thác an toàn, cách xử lý ứng cứu cũng như phối hợp với cơ quan chức năng trong trường hợp tai nạn xảy ra cho ngư dân của các ngành chức năng vẫn còn hạn chế.

Nghiệp đoàn nghề cá Diễn Bích, huyện Diễn Châu trao áo phao cho ngư dân.

Theo ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu cho biết: "Năm 2017 này chúng tôi đã có một số giải pháp đảm bảo an toàn cho lao động trên biển như bắt buộc tất cả các tàu xuất bến đầu phải mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên.

Cái này đã được quy định đảm bảo an toàn, chúng tôi phối hợp với phòng lao động TBXH đề xuất tất cả các lớp tập huấn đều hướng vào lao động biển, tập huấn về quy trình an toàn đánh bắt trên biển, tâp huấn chuyển đổi nghề, đào tạo nghề cho lao động nghề biển".

Nghề biển luôn có nhiều yếu tố tác động đến, như: thời tiết, tranh chấp vùng biển sự chủ quan của ngư dân.... vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn. Để giảm thiểu tình trạng này, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải của tất cả tàu cá.

Xử lý nghiêm những trường hợp không trang bị đầy đủ các thiết bị, đánh giá chất lượng cũng như tuổi thọ của tàu cá để từ đó có giải pháp phù hợp…góp phần quan trọng cho an toàn lao động nghề biển.

Việt Hòa - Đặng Sơn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !