Bị 'tố' thu tiền test nhanh Covid-19, Giám đốc Bệnh viện Thể thao: 'Nhân viên không nắm vững, đã bị kiểm điểm'

Trước sự việc một người bệnh “tố” bị ép phải test nhanh mới được vào viện khám, chụp cộng hưởng từ, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết “đã chỉ đạo giải quyết cho người bệnh và kiểm điểm nhân viên”. 

Chuyên gia dự báo gì khi Hà Nội cho phép nhà hàng, quán ăn, cà phê được phục vụ tại chỗ

Chuyên gia dự báo gì khi Hà Nội cho phép nhà hàng, quán ăn, cà phê được phục vụ tại chỗ

“Người dân sẽ đến nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đông sau khi Hà Nội cho phép mở cửa phục vụ khách tại chỗ, do đó nguy cơ có thể tăng trong thời gian tới”.


Tối 13/10, trên một diễn đàn về y tế, một tài khoản có tên T.N nêu câu hỏi: Có bắt buộc phải test nhanh Covid-19 khi vào bệnh viện không?. 

Theo đó, T.N kể lại sự việc bị đau chân nên đến Bệnh viện Thể thao (Mỹ Đình, Hà Nội) để khám vào sáng cùng ngày (13/10).

Sau đó, trong quá trình khám nhân vật này được chỉ định chụp cộng hưởng từ và hẹn 1h00 chiều có mặt. Theo lịch hẹn cô đến viện thì bệnh viện lại bắt phải test mới được qua cổng.

Theo lời của người bệnh, không chỉ cô mà một trường hợp khác cũng tương tự. “Trong lúc ngồi chờ em cũng thấy nhiều trường hợp éo le, 1 cô sáng đi khám cũng như em không cần test Covid, chiều muốn quay lại vào trong mua thuốc cũng không được vào. 1 bà mẹ ôm con đến nhổ răng tiêm đủ 2 mũi nhưng mũi thứ  2 chưa đủ 14 ngày thấy bảo phải test nhanh mất 200.000 nên lại thôi”, chủ tài khoản này viết.

Người này còn băn khoăn: Quy định mới về BHYT đã đồng chi trả xét nghiệm Covid rồi mà sao bản thân có BHYT tại BV Thể thao nhưng nếu làm test nhanh ngoài cổng viện thì vẫn phải chi trả 100%.

Trước thông tin này, Giám đốc BV Thể thao Việt Nam, PGS. TS Võ Tường Kha xác nhận với phóng viên Infonet có sự việc này xảy ra tại bệnh viện và đã chỉ đạo giải quyết ngay trong chiều qua.

Theo đó, PGS. TS Võ Tường Kha cho biết Bộ Y tế đã có quy định rõ ràng về test Covid-19 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và phòng chống dịch an toàn.

“Nhân viên Bệnh viện không nắm vững nên xử lý bất cập, làm ảnh hưởng người bệnh”, PGS. TS Võ Tường Kha nói và cho biết “đã chỉ đạo giải quyết cho người bệnh và kiểm điểm nhân viên”. 

Liên quan đến việc xét nghiệm tại các bệnh viện, vào tối 10/10, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6665/VPCP-KGVX ngày 20/9/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, có thông tin rõ ràng, đồng thời chấn chỉnh việc thực hiện chưa đúng quy định (nếu có) của các cơ sở y tế, ngày 28/9/2021, Bộ Y tế tiếp tục có công văn số 8157 đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố thuộc Trung ương; các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành; các cơ sở y tế tư nhân nghiêm túc chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm Covid-19.

Trước đó, tại Công điện số 615 ngày 7/5/2021 và công điện số 628 ngày 10/5/2021 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch đã quy định đối với người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế công lập nếu nghi ngờ mắc Covid-19 và được chỉ định xét nghiệm thì thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1126/BHXH ngày 29/4/2021;

Các đối tượng còn lại và phần đồng chi trả của người có thẻ bảo hiểm y tế chi từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 được cấp có thẩm quyền giao và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Như vậy, người bệnh không phải chi trả bất kỳ khoản kinh phí nào khi được chỉ định xét nghiệm Covid-19.

N. Huyền 

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !