Nhắc đến thu Hà Nội không thể không nhắc đến cốm, nói đến cốm ở Hà Nội người ta nghĩ ngay tới cốm Vòng. Để làm ra được những hạt cốm ngon, dẻo và giữ nguyên được mùi thơm của lúa nếp non, người làng Vòng có nhiều thủ thuật bí truyền không phải nơi đâu cũng bắt chước được.
Làng Vòng hiện nay, đếm “chặt” ra số nhà còn làm cốm chắc còn khoảng 8 nhà.
Vào mùa này đến làng Cốm Vòng (thực ra giờ đã là phố, nằm lọt thỏm quanh các cao ốc tại quận Cầu Giấy, Hà Nội -PV), tiếng chày nện cối, sàng xảy vang vọng đây đây - gợi nhớ về ngôi làng có truyền thống làm cốm lâu đời nhất Hà Nội.
Theo lời kể của những “già làng”, xunh quanh làng trước là cánh đồng Bông trù phú, bao la, cò bay không biết mỏi. Nhưng 20 năm trở lại đây, ruộng đồng nhường hẳn cho nhà cao tầng, xóm trọ mọc lên san sát, đô thị hóa nhanh đến chóng mặt.
Trong cái sự phôi phai của nét quê giữa lòng Hà Nội, những gánh cốm vẫn còn đâu đó tại làng Vòng thân thuộc.
Anh Tạ Đăng Hùng - người làng Vòng, với truyền thống gia đình 4 đời làm cốm cho biết:"Cả làng chỉ còn chưa đến chục gia đình còn theo nghề, vì nghề cốm vất vả mà thu nhập lại thấp. Các thế hệ con em ở làng Vòng đã gần như bỏ hẳn nghề này".
Theo anh Hùng, quy trình làm cốm của người dân làng Vòng trải qua rất nhiều công đoạn, song việc chọn nguyên liệu đầu vào là khâu rất quan trọng, đó chính là lựa chọn loại gạo để làm cốm.
Cốm nhà anh Hùng, được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và phải là lúa nếp non. Tuy non, nhưng cũng không non quá, vì sẽ làm cốm bị nát; cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon.
Để đảm bảo an toàn cháy nổ, gia đình anh Hùng đã phải thuê một cơ sở để rang hạt cốm ở một nới khác. Thóc nếp sau khi đãi sạch, được cho vào chảo rang. Quá trình rang phải đảo đều, bếp phải dùng củi, chảo rang thường bằng gang đúc. Sau khi rang khoảng 30 phút, nếu thấy hạt 2 quằn 3 róc (tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn) là được.
Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài cân vào cối giã.
Sau đó là sàng sẩy, tiếp đến là công đoạn gói cốm. Giai đoạn này khá cầu kì vì phải chọn lá gói rất mất công. Bên trong phải dùng lá ráy gói lót để giữ ẩm, lá sen bọc ngoài cho đẹp và tạo hương thơm. Sau đó dùng lạt buộc (dây lạt chính là thân cây lúa vừa thu hoạch).
Theo anh Hùng, những ngày thu này nhà anh có thể làm đến hàng tạ cốm bán ra thị trường, với giá dao động từ 280.000 -300.000 đồng/1 kg cốm tươi.
Màu không đậm quá, hơi lơ lơ xanh là màu mộc đặc trưng của cốm Vòng.
Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.
Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.
“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.
Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.
Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.
20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.