Bí mật về sự tăng trưởng của quân đội Trung Quốc
(Ảnh minh họa) |
Đi đêm với châu Âu
Hiện nay, hầu hết các chiến hạm nổi tiên tiến của Trung Quốc đều được trang bị động cơ diesel do Đức và Pháp thiết kế. Tàu khu trục Trung Quốc có sonar Pháp, máy bay trực thăng chống tàu ngầm và tên lửa đất-đối-không.
Trên chiến trường, máy bay ném bom và máy bay chống tàu của PLA trang bị động cơ phản lực của Anh. Các máy bay do thám đời mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm trên không của Anh. Một số mẫu trực thăng tấn công và vận chuyển hiện đại nhất của Trung Quốc được chế tạo dựa trên thiết kế từ Eurocopter, một chi nhánh châu Âu của EADS – tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng khổng lồ.
Nhưng có lẽ công nghệ chiến lược quan trọng nhất Trung Quốc đã “tậu được” từ châu Âu chính là động cơ diesel của Đức dùng trên tàu ngầm.
Để tăng cường sự cạnh tranh với các cường quốc về tàu ngầm như Đức, Nhật, Nga… trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã bằng đủ mọi cách để xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình. Họ đã tự đóng được những mẫu tàu ngầm lớp Tống và lớp Nguyên với trụ cột là động cơ hiện đại nhất do chính tập đoàn MTU Friedrichshafen GmbH of Friedrichshafen (Đức) thiết kế. Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga, 21 chiếc tàu ngầm sử dụng động cơ Đức này đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất thế giới.
Điều đáng mỉa mai hơn cả là trong khi Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra không hề ngại ngần trong việc “khoe cơ bắp” để đạt được những ý đồ mở rộng vùng kiểm soát trên biển Hoa Đông và Biển Đông, hạm đội tàu ngầm diesel – điện sử dụng công nghệ Đức của Trung Quốc trở thành mối đe dọa lớn đối với các hạm đội của Mỹ, Nhật. Cũng cần phải nói thêm rằng Đức chính là thành viên chủ chốt nhất của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu.
Số liệu về buôn bán trao đổi vũ khí do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố vào cuối năm 2012 cho biết, 56 động cơ diesel MTU thiết kế cho tàu ngầm đã được cung cấp cho hải quân Trung Quốc.
“Đó là những động cơ tàu ngầm hàng đầu thế giới”, Hans Ohff, cựu giám đốc điều hành của Tập đoàn tàu ngầm Australian cho biết.
Đại diện của MTU đã từ chối trả lời mọi câu hỏi về những thương vụ chuyển giao động cơ tàu ngầm này cho Trung Quốc và cũng không cho biết trong tương lai, hai bên có hợp tác gì khác hay không. “Tất cả mọi hợp đồng xuất khẩu của MTU đều tuân thủ đúng theo pháp luật Đức”, người phát ngôn của hãng nói.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng sự phụ thuộc của quân đội Trung Quốc về công nghệ vũ khí nước ngoài đã bị phóng đại. "Theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc cũng tham gia hợp tác với một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển các loại vũ khí", Bộ này tuyên bố khi được hỏi về vấn đề này, "Một số người đã cố tình chính trị hóa các hợp đồng thương mại thông thường của Trung Quốc với nước ngoài, bôi xấu danh tiếng của chúng tôi".
... bằng cách lách luật
Những vụ chuyển giao công nghệ của châu Âu cho quân đội Trung Quốc cũng đã được ghi nhận trong các báo cáo của SIPRI và những công nghệ này đang giúp năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện đáng kể, đe dọa đến sự thống trị của Mỹ và các đồng minh của họ ở châu Á.
Trung Quốc hiện có quốc gia ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Hoa Kỳ và là thị trường quân sự phát triển nhanh nhất thế giới. Rất nhiều nhà thầu quốc phòng châu Âu đã không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó. Động cơ diesel hiệu suất cao từ MTU và nhà sản xuất động cơ Pielstick của Pháp giúp cho Trung Quốc xây dựng được đội tàu chiến và tàu hậu cần tiên tiến nhất khu vực.
Tyu vậy, nhiều nhà phân tích quân sự vẫn còn hoài nghi về chất lượng vũ khí, khí tài của Trung Quốc. Theo phân tích, Trung Quốc đã phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng nên họ đã “phối hợp lung tung” công nghệ từ châu Âu và Nga nhưng lại thiếu các thiết bị mới nhất của Mỹ và các đồng minh ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Điều này khiến quân đội Trung Quốc sẽ phải mất cả một thế hệ để tìm cách tích hợp các loại thiết bị từ một loạt các nhà cung cấp khác nhau trên sản phẩm của mình.
Nhưng một số chuyên gia khác lại không tán đồng quan điểm này. Họ cho rằng Trung Quốc sẽ chẳng cần bận tâm đến việc tích hợp các công nghệ để có thể đối đầu với Mỹ và đồng minh. Với ít vũ khí hơn nhưng chỉ cần đó là những loại vũ khí hiện đại nhất Bắc Kinh vẫn đủ sức khiến Washington lo lắng.
Dẫu vậy, khả năng “thâu tóm” những công nghệ vũ khí hiện đại từ châu Âu của Trung Quốc chỉ có một giới hạn nhất định. Nguyên nhân là bởi lệnh cấm vận vũ khí đối mà châu Âu áp đặt với Trung Quốc kể từ sau biến cố Thiên An Môn (1989) vẫn có hiệu lực. Washington áp đặt các hạn chế thậm chí còn chặt chẽ hơn về chuyển giao công nghệ quân sự của Mỹ với Trung Quốc nhưng đây cũng chính là động lực để Bắc Kinh tìm mọi cách để ăn cắp các bí quyết công nghệ của Mỹ. Đến nay, Nga vẫn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.
Bất chấp lệnh cấm vận, đến năm 2011, các nhà sản xuất vũ khí của EU đã được cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí trị giá gần 3 tỷ euro cho Trung Quốc. Michael Mann, một phát ngôn viên của EU tại Brussels, cho biết lệnh cấm vận vũ khí của EU ban hành hồi năm 1989 "không đề cập đến hàng hóa sử dụng kép".
Từ kẽ hở này, Pháp và Anh đã tỏ ra hào phóng nhất đối với Trung Quốc. Họ giải thích rằng các hợp đồng với Trung Quốc chủ yếu là ngăn chặn chỉ mục gây chết người hoặc các hệ thống vũ khí đầy đủ. Pháp là bởi đến nay các nhà cung cấp lớn nhất EU, chiếm gần 2 tỷ euro giấy phép. Vương quốc Anh đứng thứ hai với gần 600 triệu euro, tiếp theo là Italia với 161 triệu euro. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số tương đối bởi giá trị thực sự của các lô vũ khí mà những thành viên EU đã bán cho Trung Quốc rất khó theo dõi bởi một số quốc gia, bao gồm cả Anh và Đức, không báo cáo những con số.
Theo các báo cáo, trong khoảng 10 năm qua Đức đã bán cho Trung Quốc lượng vũ khí, khí tài quân sự trị giá 32 triệu euro. Con số thực chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều bởi có một số mặt hàng Đức được phép xuất khẩu mà không cần giấy phép, ví dụ như các loại động cơ diesel hay các phần mềm hàng không, tiếng là để sử dụng trong thương mại nhưng chúng hoàn toàn có thể được sử dụng trên các loại tiêm kích, máy bay ném bom hay máy bay không người lái. Một số nguồn tin khẳng định, riêng trong năm 2012, EU đã chuyển giao cho Trung Quốc lượng thiết bị quân sự lên tới 143,9 tỷ euro.
Đã có rất nhiều ý kiến lên tiếng chỉ trích việc những thành viên EU đã không tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo trong cấu trúc của EU, các thành viên mặc sức hành xử theo luật quốc gia và các chính sách thương mại trong nước mà không đếm xỉa gì đến quy định của EU.
Vị trí địa lý cũng góp một phần vào những thương vụ này. Khoảng cách quá xa giữa châu Âu và châu Á cũng như sự tăng trưởng ngày càng nhanh của thị trường quốc phòng khiến các nước châu Âu không thể kìm lòng. Họ cho rằng, Trung Quốc là một cơ hội làm ăn chứ không phải là một mối đe dọa.
Dẫu vậy, lệnh cấm vận vẫn khiến các quan chức Trung Quốc khó chịu. Họ chỉ có thể mua “lẻ” linh kiện trong khi những món hàng như tiêm kích Eurofighter, tàu ngầm Đức hay tàu sân bay của Tây Ban Nha… là mối thèm khát của họ vẫn chưa “có cửa” về Trung Quốc trong tương lai gần. Trong lúc này, EU lại tỏ ra hài lòng khi vẫn liên tục thu lợi từ việc xuất khẩu linh kiện mà “vẫn không vi phạm lệnh cấm vận”.
"Không nước nào bán toàn bộ hệ thống vũ khí", Otfried Nassauer, Giám đốc Trung tâm Thông tin Berlin về an ninh xuyên Đại Tây Dương và một chuyên gia về buôn bán vũ khí của Đức cho biết, "Nhưng bán linh kiện, đặc biệt là công nghệ cao đắt tiền cũng rất ổn".
Bằng việc “đi đêm” với các đồng minh châu Âu, Trung Quốc đã thành công trong việc khiến quân đội Mỹ phải “giật mình”. Năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống đã gây sốc cho Hải quân Mỹ khi nó nổi lên cách tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ chỉ 5 dặm, nằm trong phạm vi tấn công của ngư lôi, trong vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa của Nhật Bản mà không bị phát hiện. Sau đó, các quan chức Mỹ xác nhận chiếc tàu ngầm đó đang theo dõi hoạt động của các tàu sân bay Mỹ và tàu hộ tống của nó.