Bị bắt chép bài, học sinh Trung Quốc mua robot làm thay

Không muốn làm bài tập chép chữ mà giáo viên yêu cầu, một học sinh Trung Quốc đã mua robot để nó làm thay mình. Sự việc lập tức gây ra "làn sóng" trên mạng

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, một bà mẹ ở Hàng Châu trong khi dọn phòng cho cô con gái 15 tuổi thì phát hiện một thiết bị là bộ khung bằng kim loại kèm theo cây bút với tờ quảng cáo rằng nó có thể "bắt chước lại mọi kiểu chữ viết tay".

Phần mềm nhập liệu kiểu chữ - Nguồn: TAOBAO

Lục lại trí nhớ, bà mẹ ngờ ngợ khi nhớ ra rằng trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa rồi, tuy thời gian dành cho giải trí và đi chơi của con gái không ít, nhưng con bà vẫn hoàn thành các bài tập chép chữ về nhà chỉ trong hai ngày, mà nét chữ lại rất đẹp và ngay hàng thẳng lối.

Hóa ra con bà đã bỏ ra số tiền hơn 800 NDT (khoảng 120 USD) để mua trên mạng robot làm bài tập ấy, số tiền mua lấy từ tiền lì xì của cô bé.

Bà mẹ đã tức giận đập nát cỗ máy vì "Nó có thể giúp con làm bài tập, nhưng liệu có thể giúp con vượt qua các kỳ kiểm tra?".
Mặc dù vậy, cư dân mạng tỏ ra hứng thú với robot làm bài tập ấy. Không ít người còn ước giá mà thời đi học của họ có loại máy móc hỗ trợ này, thậm chí một số còn so sánh cỗ máy đó với kiểu kẹp ba hoặc bốn cây bút lại để viết được nhiều chữ hơn cùng một lúc.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đã tìm hiểu thêm bằng cách tìm trên một trang bán hàng trực tuyến và kết quả thu được là vô số thông tin rao bán với giá giao động từ 200 đến hơn 1.000 NDT.

Theo đó, cỗ máy bao gồm một khung làm bằng kim loại để giữ giấy, một cánh tay để gắn bút vào. Cỗ máy có thể kết nối với máy tính thông qua cáp USB và nó sẽ học hỏi, nhập dữ liệu chữ viết bằng một phần mềm đi kèm.

Người sử dụng có thể lựa chọn nhiều loại kiểu chữ khác nhau, thậm chí là tùy biến tạo nét chữ riêng của chính họ cũng được. Loại robot này có thể viết liên tục 8 giờ đồng hồ/ngày và dùng tốt trong 2-3 năm.

Một người dùng có tài khoản trực tuyến tên Rain đã tiết lộ rằng cô là một giáo viên và đã sử dụng cỗ máy này được hơn một năm để soạn các bài giảng. Cô cho biết đã dành một tuần viết 6.000 ký tự Trung Quốc để tạo ra phông chữ của riêng mình và kết quả là không ai có thể nhìn ra sự khác biệt giữa những gì robot viết và do chính cô viết.

Chủ đề về việc dùng robot viết chữ, làm bài tập này đã tạo ra hơn 3.000 bài đăng và thu hút hơn 13 triệu lượt xem trên trang Weibo.

Một số người lập luận rằng bé gái học sinh nói trên lẽ ra không nên bị bắt phải làm kiểu bài tập sao chép văn bản ở tuổi của mình, trong khi một số người khác kêu gọi cải cách giáo dục để các giáo viên cần đưa ra loại hình bài tập về nhà mang tính sáng tạo hơn thay vì tạo ra gánh nặng nhàm chán cho học sinh.

Một số khác nhấn mạnh: "Các nhà giáo dục cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề khi mà tại sao chúng ta vẫn phải làm một việc trong khi có thể đưa cho robot làm?".

Được biết, việc yêu cầu trẻ sao chép văn bản - chẳng hạn như từ vựng, đoạn văn trong sách giáo khoa hoặc thơ - hàng trăm lần là cách dạy phổ biến ở các trường học Trung Quốc.

Theo Tuổi trẻ

Từ khóa: học sinh trung quốc robot chép bài

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !